| Hotline: 0983.970.780

Nghề làm nước mắm Phú Quốc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ Sáu 16/12/2022 , 14:54 (GMT+7)

Kiên Giang Sáng 16/12, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc”.

Nghề truyền thống trăm năm

Phú Quốc trước đây là một huyện đảo, nay là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, trực thuộc tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên 593 km2 nằm trong vịnh Thái Lan. Vùng biển Phú Quốc được thiên nhiên ưu đãi có nguồn cá cơm quanh năm, là nguyên liệu chính để ủ chượp nước mắm. Nghề làm nước mắm Phú Quốc đã được hình thành hơn 200 năm trên đảo ngọc, với quy trình sản xuất nước mắm như: cá được đánh bắt muối ngay trên tàu, đem về ủ chượp trong thùng gỗ thiên nhiên đặc biệt với thời gian từ 12 - 15 tháng, sau đó cho ra thành phẩm nước mắm.

Ông Nguyễn Lưu Trung (bên trái), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc' cho lãnh đạo UBND TP Phú Quốc và Hội nước mắm Phú Quốc. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Lưu Trung (bên trái), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc” cho lãnh đạo UBND TP Phú Quốc và Hội nước mắm Phú Quốc. Ảnh: Trung Chánh.

Với quy trình sản xuất truyền thống hoàn toàn tự nhiên, nghề làm nước mắm Phú Quốc được bảo tồn và gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ, trải qua biết bao thăng trầm nhưng những người con của đảo ngọc luôn quyết tâm giữ gìn và phát triển.

Được thành lập hơn 20 năm, hiện Hội nước mắm Phú Quốc có 54 thành viên là chủ nhà thùng, các cơ sở sản xuất nước mắm tập trung chủ yếu ở phường Dương Đông và An Thới, có 7.009 thùng gỗ chượp cá, mỗi thùng có sức chứa từ 12 - 15 tấn cá. Tổng sản lượng cá cơm nguyên liệu cần trung bình khoảng 25.000 - 30.000 tấn, sản xuất cho ra sản lượng nước mắm hàng năm từ 20 - 30 triệu lít nước mắm, tính từ 25 độ đạm trở lên. Với quy trình sản xuất theo phương pháp truyền thống luôn được bảo tồn và phát triển.

UBND tỉnh Kiên Giang đã quyết định tặng bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân đã có thành tích trong việc lưu truyền, gìn giữ và phát triển nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc. Ảnh: Trung Chánh.

UBND tỉnh Kiên Giang đã quyết định tặng bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân đã có thành tích trong việc lưu truyền, gìn giữ và phát triển nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc. Ảnh: Trung Chánh.

Tại buổi lễ, UBND tỉnh Kiên Giang đã quyết định tặng bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân đã có thành tích trong việc lưu truyền, gìn giữ và phát triển nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc. 

Bảo tồn phát triển bền vững

Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UND tỉnh Kiên Giang chúc mừng Phú Quốc với nghề làm nước mắm truyền thống trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khẳng định nghề làm nước mắm có lịch sử lâu dài, gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. Nước mắm không chỉ là gia vị nêm nếm cho món ăn thêm ngon mà còn là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Về góc độ văn hóa, nhiều nhà nghiên cứu ẩm thực nhận xét: “Nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt Nam”, vì món ăn nếu thiếu mùi vị nước mắm sẽ không còn mang hương vị món ăn Việt.

Các đại biểu tìm hiểu về sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc được trưng bày tại lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc'. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tìm hiểu về sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc được trưng bày tại lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc”. Ảnh: Trung Chánh.

Nghề là nước mắm Phú Quốc là nghề truyền thống cha truyền con nối, mặc dù người cha đầu tiên ấy cũng chưa xác định được là ai, nhưng đã tồn tại hàng trăm năm. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nghề truyền thống chế biến nước mắm Phú Quốc không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Công đoạn từ đánh bắt cá cơm đến chế biến được cải tiến từ thủ công thô sơ đến cơ giới hóa viết thiết bị công nghệ hiện đại như ngày nay. Hiện nay, nước mắm Phú Quốc không chỉ nổi tiếng trong nước mà đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Người ta ví von “nước mắm Phú Quốc của Việt Nam cũng nổi tiếng như rượu nho của Pháp”.

Vì vậy, cần có chính sách bảo tồn, phát triển bền vững nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm nước mắm sản xuất tại Phú Quốc.

Ngay sau lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm nước mắm truyền thống Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc”, với nhiều tham luận, đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, quản lý và nhà thùng ủ chượp nước mắm tại Phú Quốc.

Năm 2001, nước mắm Phú Quốc được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước. Năm 2012, được cấp quy chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên minh châu Âu (EU) và cũng là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được EU công nhận chỉ dẫn địa lý. Năm 2017, UBND tỉnh Kiên Giang đã công nhận nghề truyền thống và làng nghề truyền thống chế biến nước mắm Phú Quốc.

Năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa Nghề làm nước mắm Phú Quốc vào danh mục văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nghề truyền thống tri thức dân gian nước mắm Phú Quốc.

Xem thêm
Việt Nam - Indonesia hợp tác thúc đẩy an ninh lương thực

Chiều 19/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Insdonesia Andi Amran Sulaiman.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.