| Hotline: 0983.970.780

Agribank Phú Quốc tiếp sức giữ gìn thương hiệu nước mắm Quốc gia

Thứ Ba 01/09/2020 , 07:53 (GMT+7)

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tên gọi xuất xứ trên thị trường của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Sản xuất nước mắm tại đảo ngọc Phú Quốc - Kiên Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản xuất nước mắm tại đảo ngọc Phú Quốc - Kiên Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thương hiệu Quốc gia

Đảo ngọc Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang không chỉ được thiên nhiên ban tặng cho nhiều bãi biển đẹp, mà còn được thiên nhiên ưu ái cho nguồn hải sản phong phú và qúy giá. Chính từ nguồn lợi hải sản này, bà con nơi đây đã gầy dựng danh tiếng một loại nước chấm, đó chính là nước mắm Phú Quốc.

Huyện đảo Phú Quốc hiện có khoảng 80 doanh nghiệp, nhà thùng sản xuất nước mắm, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 30 triệu lít. Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc mỗi năm tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Nước mắm Phú Quốc, thương hiệu Quốc gia dùng để gọi chung cho các loại nước mắm được sản xuất đạt chuẩn tại đảo ngọc Phú Quốc. Theo những người làm nghề nước mắm lâu đời ở Phú Quốc, cho biết: Nước mắm Phú Quốc sản xuất bằng phương pháp truyền thống, được quản lý theo chuỗi từ khâu đánh bắt cá, muối cá, vận chuyển về nhà thùng, ủ chượp.

Cá làm nước mắm là cá cơm tươi, trộn với muối theo công thức 3 cá, 1 muối, được ủ chượp từ 12- 15 tháng theo phương pháp lên men tự nhiên, tạo thành nước mắm. Nước mắm Phú Quốc có màu cánh gián hoàn toàn tự nhiên, nhờ cách ướp tươi và thời gian ủ trong thùng gỗ ít nhất là 12 tháng.

Với truyền thống hơn 100 năm gắn bó với nghề làm nước mắm, doanh nghiệp Khai thác và Chế biến hải sản Thanh Quốc, ở thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc đang hướng tới tiêu chí giàu dinh dưỡng, thuần khiết, tự nhiên và đậm đà bản chất truyền thống. Cho nên, quy trình sản xuất nước mắm của đơn vị đạt tiêu chuẩn HACCP- Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo các tiêu chuẩn Quốc tế và các hướng dẫn về việc tăng cường an toàn thực phẩm trong mọi lĩnh vực sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, thuỷ sản.

Huyện đảo Phú Quốc hiện có khoảng 80 doanh nghiệp, nhà thùng sản xuất nước mắm, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 30 triệu lít. Ảnh: Ngọc Trinh.

Huyện đảo Phú Quốc hiện có khoảng 80 doanh nghiệp, nhà thùng sản xuất nước mắm, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 30 triệu lít. Ảnh: Ngọc Trinh.

Doanh nghiệp tư nhân Hồng Đức 1, ở xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc cũng là đơn vị có kinh nghiệm hơn 150 năm làm nước mắm. Trải qua 5 đời cha truyền con nối, doanh nghiệp Hồng Đức 1 đã nghiên cứu, cho ra nhiều dòng nước mắm nhĩ cao cấp, có độ đạm từ 35- 43 độ. Quy trình sản xuất được theo dõi chặt chẽ, nghiêm ngặt, tuân thủ những quy định của Hiệp hội nước mắm Phú Quốc. Mỗi năm, đơn vị xuất ra thị trường trong và ngoài nước trên 1 triệu lít nước mắm.

Tiếp sức giữ gìn thương hiệu quốc gia

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tên gọi xuất xứ trên thị trường của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được công nhận và bảo hộ tại EU. Tuy nhiên, con đường thành công của nước mắm Phú Quốc không chỉ trải toàn hoa hồng.

Cùng với việc đầu tư phát triển mạnh về du lịch, dịch vụ du lịch, việc giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống, đặc biệt là nghề làm nước mắm, đã giúp cho Đảo ngọc Phú Quốc có điều kiện để phát triển nhanh và bền vững.

Để có được danh vị như hôm nay là cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng các nhà sản xuất, chế biến nước mắm Phú Quốc. Bên cạnh đó là sự quan tâm, đồng hành của Agribank đã giúp bà con tại huyện đảo Phú Quốc có điều kiện đầu tư, mở rộng nhà xưởng, phát triển sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Tịnh, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Khai thác và Chế biến hải sản Thanh Quốc, cho biết: Mỗi năm, doanh nghiệp chúng tôi sản xuất khoảng 800.000 lít nước mắm. Trong đó, hơn 250 nghìn lít được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…

Nghề truyền thống này nếu không phát huy cho tốt, cải tiến liên tục về mặt an toàn, kỹ thuật và không có một tổ chức hội nghề nghiệp cùng có tiếng nói chung để gìn giữ và bảo vệ sản phẩm truyền thống này thì rất khó.

Chính vì thế thời gian qua nhờ sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự đồng hành của Agribank mà doanh nghiệp đã từng bước xây dựng được thương hiệu, giữ gìn, phát triển tốt được nghề truyền thống này.

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tên gọi xuất xứ trên thị trường của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: Ngọc Trinh.

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tên gọi xuất xứ trên thị trường của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: Ngọc Trinh.

Theo thống kê của Agribank Chi nhánh Phú Quốc, hiện tỷ lệ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm 83% trên tổng dư nợ. Riêng dư nợ cho vay mô hình làm nước mắm trên 385 tỷ đồng, với 78 khách hàng còn dư nợ.

Ông Huỳnh Thanh Minh, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Quốc, cho biết: Những năm qua, có sự đồng hành của ngành ngân hàng, trong đó có Agribank về tổ chức cho bà con vay vốn theo quy định của pháp luật và những Nghị định của Chính phủ mà ngành nghề nước mắm truyền thống của huyện được giữ vững và ngày càng phát triển. Mục tiêu của địa phương là trong thời gian sắp tới sẽ tiếp tục giữ vững được các làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

Bên cạnh việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, thì việc góp phần phát triển thương hiệu quốc gia, nước mắm Phú Quốc cũng là một trong những nhiệm vụ đặc biệt của chi nhánh Agribank Phú Quốc giúp góp phần phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc ngày càng đi xa hơn.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm