| Hotline: 0983.970.780

Người dưới 16 tuổi đốt pháo vẫn bị xử phạt

Thứ Tư 10/02/2021 , 11:38 (GMT+7)

Theo luật sư Nguyễn Hồng Cơ (đoàn Luật sư TPHCM), người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt hành chính nếu có hành vi tàng trữ, đốt pháo nổ.

Đây là quy định theo Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Bên cạnh đó, Điều 134 của Luật này bổ sung thêm nội dung người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu vi phạm hành chính thì không bị áp dụng hình thức phạt tiền, chỉ có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo.

Như vậy, người trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có hành vi sử dụng pháo nổ là vi phạm và bị xử phạt cảnh cáo.

Trong trường hợp người từ đủ 16 tuổi trở lên đốt pháo nổ trái phép, theo quy định tại khoản 2, Điều 10 Nghị định 167/2013, sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.

Nếu hành vi đốt pháo nổ để lại hậu quả nguy hiểm như làm bỏng hay gây thương tích cho người khác, gây mất trật tự công cộng thì sẽ bị xử lý hình sự.

Người dân cần hiểu rõ loại pháo nào được phép sử dụng để tránh vi phạm. Ảnh: Minh họa.

Người dân cần hiểu rõ loại pháo nào được phép sử dụng để tránh vi phạm. Ảnh: Minh họa.

Nghị định 137/2020 về quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1), phân biệt rõ các loại pháo hoa được và không được phép sử dụng.

Điều 17 của Nghị định này được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi đốt chỉ gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian. Đặc biệt là không được gây ra tiếng nổ. Các trường hợp sử dụng loại pháo này phải được Thủ tướng Chính phủ hoặc chính quyền các địa phương cho phép.

Loại pháo hoa này được sử dụng vào các ngày lễ lớn và ngày hội văn hóa mang tầm quốc tế. Tại khoản 2, điều 17 Nghị định 137 quy định, khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng pháo hoa thì chỉ được mua của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.

Một vụ mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ bị cơ quan chức năng bắt giữ. Ảnh: Tư liệu.

Một vụ mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ bị cơ quan chức năng bắt giữ. Ảnh: Tư liệu.

So với Nghị định 36/2009 thì Nghị định 137/2020 quy định cụ thể, nghiêm khắc hơn. Ví dụ như: Quy định pháo nổ và pháo hoa nổ. Trước đây Nghị định 36 chỉ nêu chung là pháo hoa, nhưng nay quy định cụ thể và định nghĩa thế nào là pháo hoa, thế nào là pháo hoa nổ. Và cấm pháo hoa nổ, còn loại pháo hoa có đặc tính tương đương nhưng không gây ra tiếng nổ thì người dân được phép sử dụng trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.

Vào dịp Tết Nguyên đán, tình trạng đốt pháo nổ diễn ra khá phổ biến, nhất là tại các vùng nông thôn, trong đó nhiều loại pháo nổ kích thước lớn, không chỉ gây tiếng nổ rất lớn, mà còn có thể gây hậu quả nguy hiểm cho người khác nếu không may tiếp xúc gần. Do đó, người lớn, các bậc phụ huynh cần nhắc nhở con em, tránh bị kích động, xúi giục sử dụng pháo nổ.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Gia Lai: Học sinh tử vong khi băng qua đường

Khi băng qua đường, em Đ.V.T (học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (xã Đông, huyện Kbang) bị xe khách tông và tử vong tại chỗ.