| Hotline: 0983.970.780

Nhốn nháo xuyên đêm nộp hồ sơ vào trường THPT tư thục Hà Nội

Thứ Tư 05/07/2023 , 16:07 (GMT+7)

Khi khả năng tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2023 - 2024 của Hà Nội chỉ là 55,7%, các trường công lập tự chủ hoặc tư thục cũng quay cuồng.

Hà Nội dự kiến tuyển khoảng 72.000 học sinh vào THPT công lập (tăng 1.000 em so với năm 2022), 30.000 học sinh khác sẽ vào các trường công lập tự chủ hoặc tư thục. Tỷ lệ vào công lập là 55,7%, các trường công lập tự chủ hoặc tư thục sẽ tiếp nhận gần 45% học sinh còn lại. 

Câu chuyện trường công thì đã ngã ngũ, ai đủ điểm thì chuẩn bị hồ sơ để vào. Câu chuyện bi hài nằm ở trường tư, do PV NNVN ghi lại tại một điểm trường tư thục ở Hà Nội.

12h đêm ngày 4/7.

Nhà trường đã chuẩn bị các phương án để đón nhận phụ huynh học sinh đến đăng ký, các lực lượng hỗ trợ từ UBND phường và Công an Phường đã sẵn sàng.

Nhà trường sẵn sàng cơ sở vật chất để đón tiếp phụ sinh học sinh đến đăng ký.

Nhà trường sẵn sàng cơ sở vật chất để đón tiếp phụ sinh học sinh đến đăng ký.

Nhận được thông báo của trường, rất nhiều phụ huynh đã "khăn gói quả mướp" đến cổng trường đề lấy số nộp hồ sơ. Sở dĩ phải lấy số vì các học sinh đăng ký và nộp hồ sơ vào trường có điểm đủ điều kiện như nhau, nhưng chỉ tiêu của trường chỉ có 450 học sinh. 

Đồ đạc sẵn sàng xuyên đêm trực lấy số của một phụ huynh chuẩn bị từ 12h đêm 4/7.

Đồ đạc sẵn sàng xuyên đêm trực lấy số của một phụ huynh chuẩn bị từ 12h đêm 4/7.

Lo lắng vì không có tên trong 450 học sinh đăng ký, các phụ huynh đến từ 12h đêm để lấy số thứ tự xét duyệt hồ sơ. Trong khi nhà trường thông báo bắt đầu từ 8h ngày 5/7 sẽ xem xét hồ sơ. 

Thậm chí, nhiều gia đình lo lắng đã phải đến từ 10h đêm hôm trước để nghe ngóng tình hình và sẵn sàng đăng ký xếp hàng.

Trường đã mở cửa từ gần 10h đêm hôm trước.

Trường đã mở cửa từ gần 10h đêm hôm trước.

Lúc 12h đêm ngày 4/7, phóng viên của chúng tôi ghi nhận có khoảng hơn 10 người đã túc trực ở cổng trường.

Nửa đêm, phụ huynh phục chờ nộp hồ sơ.

Nửa đêm, phụ huynh phục chờ nộp hồ sơ.

Từ 3h30 đến 6h ngày 5/7 có khoảng 100 phụ huynh đã có mặt ở cổng trường, số phụ huynh đến đăng ký nộp hồ sơ đã lên khoảng 300 người.

7h-8h, nắng lên, nhiệt độ tăng dần, số lượng phụ huynh đến nộp hồ sơ đăng ký đã lên con số hơn 400 người đăng ký. 

Đầu sáng, sơ đồ xếp hàng vào đăng ký đã 'vỡ trận'.

Đầu sáng, sơ đồ xếp hàng vào đăng ký đã "vỡ trận".

Không gian như hỗn loạn, ai đến trước, ai đến sau, số thứ tự, cổng xếp hàng bỗng chốc khó phân biệt.

Căng thẳng, hỗn loạn trước giờ nộp hồ sơ. Thậm chí còn nổ ra tranh cãi "ai trước, ai sau".

8h30 số người đến điểm đăng ký khoảng 1.000 người, trong đó 1/3 là người nhà đi cùng.

Nhà trường và chính quyền địa phương, công an đã nỗ lực phân luồng để việc đăng ký xét tuyển thuận lợi. Tuy nhiên, các kịch bản đưa ra đều đổ bể vì lượng phụ huynh học sinh đến đăng ký quá đông.

Đến 13h số lượng hồ sơ xét tuyển chỉ chiếm 50%. Ban tuyển sinh của trường, chính quyền địa phương cũng không ngờ tình huống lại diễn ra như vậy.

Kiên nhẫn chờ đến lượt.

Kiên nhẫn chờ đến lượt.

Hết buổi sáng ngày 5/7, nhà trường đã tiếp nhận 50% hồ sơ đăng ký. Chiều 5/7, tình trạng lộn xộn cũng không kém phần buổi sáng.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.