| Hotline: 0983.970.780

Nông dân điêu đứng vì bán lúa gần 1 năm vẫn chưa nhận được tiền

Thứ Bảy 25/05/2024 , 06:00 (GMT+7)

CÀ MAU Nông dân ở Cà Mau đứng ngồi không yên vì bán lúa cho thương lái đã gần 1 năm nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền, nhiều hộ lâm vào cảnh nợ nần.

Anh Nguyễn Phương Tính ở ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời thất thần chia sẻ hoàn cảnh khó khăn của gia đình hiện nay. Ảnh: Trọng Linh.

Anh Nguyễn Phương Tính ở ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời thất thần chia sẻ hoàn cảnh khó khăn của gia đình hiện nay. Ảnh: Trọng Linh.

Nhiều nông dân tại tỉnh Cà Mau bán lúa cho thương lái đã gần 1 năm nhưng không nhận được tiền. Bà con điêu đứng vì không có tiền trả cho đại lý vật tư phân bón, nhiều hộ phải vay mượn người thân để có tiền đầu tư cho vụ lúa tiếp theo.

Anh Nguyễn Phương Tính ở ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) cho biết, gia đình anh có thuê 1ha ruộng để sản xuất, đến tháng 7/2023 (vụ lúa hè 2023) anh Tính thu hoạch được hơn 7 tấn/ha. Sau đó, anh Tính thỏa thuận bán lúa cho thương lái ở địa phương là ông Hồ Minh Hoàng được hơn 53 triệu đồng. Thay vì vui mừng vụ lúa được mùa, anh Tính lại lo lắng vì nhiều tháng qua phía thương lái vẫn chưa trả tiền cho gia đình anh. Hơn 20 triệu đồng chi phí vụ lúa hè năm 2023 anh Tính phải đi làm thuê để có tiền trả cho đại lý nhưng đến nay vẫn chưa trả hết.

Anh Tính cho biết, sau khi thương lái mua lúa xong, nói cho ghe lúa đi rồi sẽ rút tiền về đưa. Nhưng tới nay chưa trả đồng nào. "Tôi vẫn còn nợ tiền phân, thuốc, cày, giờ đi làm thuê kiếm tiền trả cho chủ đại lý chứ biết làm sao bây giờ", anh Tính than thở.

Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đối mặt với nhiều loại hình thiên tai như sụt lún, hạn hán, xâm nhập mặn, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Trọng Linh.

Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đối mặt với nhiều loại hình thiên tai như sụt lún, hạn hán, xâm nhập mặn, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Trọng Linh.

Không chỉ có gia đình anh Nguyễn Phương Tính mà trong vụ lúa hè thu năm 2023, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc cũng bán lúa cho thương lái Hồ Minh Hoàng, hộ ít thì vài chục triệu đồng, hộ nhiều hơn 100 triệu đồng nhưng nhiều hộ cũng không được trả đồng nào như hộ anh Tính, cũng có hộ được trả một phần tiền.

Hộ ông Nguyễn Văn Sử (xã Khánh Bình Tây Bắc) chia sẻ: "Gia đình có bán lúa cho ông Hoàng với số tiền 152 triệu đồng nhưng mới lấy được hơn 1/3 số tiền (hơn 60 triệu đồng), còn lại đến nay ông Hoàng không trả đồng nào nữa, đến nay cũng không liên hệ được".

Theo chia sẻ của những người dân bán lúa, thương lái Hồ Minh Hoàng là người địa phương, mọi người đều quen biết nên mới tin tưởng bán lúa. Ban đầu ông Hoàng hứa bán lúa xong sẽ trả tiền, nhưng sau đó không thấy đâu. Đến nay, người này đã đi đâu không ai biết và không liên lạc được.

Ông Nguyễn Văn Sử cho biết thương lái còn nợ gia đình hơn 90 triệu đồng tiền bán lúa. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Văn Sử cho biết thương lái còn nợ gia đình hơn 90 triệu đồng tiền bán lúa. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Dương Văn Phục (ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc) nói: "Tôi bán lúa ông Hoàng tính ra hơn 100 triệu đồng nhưng mới được trả 30 triệu đồng, rồi ông Hoàng đi đâu mất tích, điện thoại cũng không liên lạc được. Tôi đâu có tiền trả tiền phân, thuốc nên phải đi vay mượn trả cho đại lý".

Không chỉ những hộ dân nêu trên mà còn nhiều người dân khác tại xã Khánh Bình Tây Bắc bán lúa không được trả tiền, trong khi nông dân trồng lúa chỉ bám víu vào nguồn thu này để trả chi phí mùa vụ và trang trải cuộc sống gia đình. Trước thực trạng này, bà con gặp rất nhiều khó khăn, có những hộ đã trình báo đến công an địa phương để được giải quyết.

Ông Nguyễn Việt Triều, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc cho biết: Trước đây trên địa bàn đã từng xảy ra trường hợp tương tự. Qua phản ánh của nhiều hộ dân, UBND xã đã chỉ đạo rà soát, mời ông Hồ Minh Hoàng về cơ quan làm việc, tuy nhiên đối tượng này đã bỏ đi khỏi địa phương. Theo ông Triều, UBND xã sẽ tiếp tục chỉ đạo cho Công an xã xác minh làm rõ, nếu có dấu hiệu hình sự sẽ báo cao lên Công an huyện Trần Văn Thời điều tra xử lý theo quy định.  

Xem thêm
Tổng thống Nga Putin thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp nhà nước Việt Nam trong hai ngày 19 và 20/6 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng yêu cầu chủ tịch các tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Chủ tịch các tỉnh, thành phải trực tiếp chỉ đạo xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh...

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Để làng O2 không còn cách biệt với miền xuôi

BÌNH ĐỊNH Để ngôi làng trên đỉnh Konhlon không còn xa vời vợi, không gì khác hơn là phải làm con đường nối làng O2 với miền xuôi Vĩnh Kim. Bình Định đang tính toán chuyện ấy!

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm