Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xã Hương Ngải, ông Nguyễn Đỗ Ban cho biết vụ xuân tuy năng suất kém hơn, khó trồng hơn nhưng bù lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, bởi giá bán khoảng 18.000-20.000 đồng/kg, mỗi sào thu được 8-10 triệu đồng.
Do vậy, địa phương thường trồng 12-15 ha khoai tây trong vụ xuân. Sau thu hoạch, củ to được chọn riêng để bán khoai thương phẩm, được thương lái đặt mua hết; củ nhỏ được bảo quản để làm giống cho vụ đông, cấp cho nhiều xã trong vùng.
Đồng hành cùng nông dân Hương Ngải cũng như nông dân miền Bắc trong sản xuất khoai tây, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã thực hiện nhiều mô hình bón phân khép kín đối chứng với tập quán bón phân thông thường của địa phương ở một số nơi tại miền Bắc và cho thấy ưu thế của cách bón phân này. Nếu kết hợp tốt với các biện pháp kỹ thuật khác cùng tích tụ, gom hay mượn được ruộng đất quy mô lớn hơn hoàn toàn có thể trả lời cho câu hỏi khôi phục vụ đông ở miền Bắc bằng cách nào.
Trong quá trình triển khai, đơn vị đã tổ chức tập huấn cho nông dân tham gia mô hình về kỹ thuật trồng, quy trình bón phân NPK Lâm Thao khép kín, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đồng thời, trong suốt quá trình khoai tây sinh trưởng, phát triển, Trạm cũng đã cử cán bộ kỹ thuật cùng với địa phương thường xuyên theo dõi tình hình của mô hình để có những đề xuất kịp thời và hợp lý, giúp cho người nông dân tham gia mô hình yên tâm sản xuất. Quy trình cụ thể như sau:
Cày luống rộng 120-130 cm, rãnh rộng 30 cm, sâu 20-25 cm.
Lượng giống: 35 - 40 kg/sào (1.100 – 1.200 củ); 1,0 - 1,1 tấn giống/ha.
Ủ mầm: 3-4 ngày khi mầm mọc dài 0,5-1 cm thì đem trồng.
Trồng 2 hàng so le trên 1 luống: Hàng cách hàng 40cm; cây cách cây 30cm.
Quy trình bón phân được thực hiện theo công thức bón phân khép kín của Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao: Bón lót trước khi trồng với 500kg phân chuồng + 25kg NPK5.10.3 bằng cách rải phân lót vào giữa luống sau đó lấp một ít đất không để mầm khoai chạm vào phân; Bón thúc lần 1 (khi cây cao 20cm) với 20kg NPK12.5.10 bằng cách bón quanh khóm khoai cách gốc 10-15cm; Bón thúc lần 2 (sau lần 1 khoảng 20 ngày) với 20kg NPK12.5.10 bằng cách vạch rơm giữa 2 khóm khoai và bón phân vào giữa.
Tưới nước:
+ Lần 1 (Sau trồng 2 – 3 ngày): Cho nước ngập 1/3 rãnh, để ngấm đủ ẩm rồi tháo cạn.
+ Lần 2 (Sau thúc lần 1): Cho nước ngập 1/2 rãnh, để ngấm đủ ẩm rồi tháo cạn.
+ Lần 3 (Sau bón thúc lần 2): Cho nước ngập 1/2 rãnh, để ngấm đủ ẩm rồi tháo cạn.
Trước thu hoạch 15 – 20 ngày không tưới nước để tránh thối củ.
Sau 3 tháng sản xuất khoai tây theo cách bón phân khép kín trên số củ đạt từ 3,5 – 4 củ/khóm, hình thức đẹp, vỏ củ màu vàng sáng hơn hẳn so với ruộng đối chứng, năng suất đạt 5 -6 tạ/sào, hiệu quả kinh tế (lãi, đã trừ hết chi phí) đạt hơn 2-3 đồng/sào (tương đương 50-70 triệu đồng/ha).
Trao đổi với một chủ hộ nông dân trồng khoai tây ở tỉnh Bắc Ninh và được bà cho biết: “Nhờ có sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông, Cty Lâm Thao hỗ trợ phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng giống khoai tây Solara mới theo quy trình bón phân NPK khép kín, đến nay đã thu được kết quả hơn cả mong đợi, năng suất cao hơn hẳn so với vụ trước, bà con nông dân không còn phải bỏ trống đất vụ đông nữa. Nông dân chúng tôi luôn tin tưởng dùng phân bón Lâm Thao không chỉ cho cây khoai tây mà còn dùng cho tất cả các cây trồng khác”.
Trồng khoai tây sử dụng phân bón NPK khép kín của Lâm Thao đã cung cấp đầu đủ và cân đối dinh dưỡng, bà con không cần phải sử dụng thêm bất kì loại phân nào khác nữa. Mặt khác trồng khoai tây theo phương pháp này còn tận dụng được nguồn rơm rạ sau thu hoạch, khắc phục hiện tượng đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường, tăng sức khỏe cộng đồng. Phủ rơm rạ sẽ làm cho đất tơi xốp, chống xói mòn rửa trôi, hạn chế sự phát triển của cỏ dại đồng thời cung cấp cho đất một lượng mùn, dinh dưỡng đáng kể, bảo vệ hệ sinh thái bền vững.