| Hotline: 0983.970.780

Nốt lặng thầm phía sau cậu học trò nghèo trong kỳ thi tốt nghiệp

Thứ Năm 29/06/2023 , 22:09 (GMT+7)

TP. Cần Thơ 5h sáng ông thức dậy lo cơm nước sẵn sàng cho con. Buổi trưa lại tranh thủ về lo bữa cơm chiều. Với mong muốn con toàn tâm dành thời gian cho việc thi cử.

Ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, có mặt tại điểm thi Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, chúng tôi bắt gặp cậu học trò Trần Thanh Quân, học sinh lớp 12A2 của Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố.

Trần Thanh Quân được tình nguyện viên Công ty Honda Hồng Đức hỗ trợ đưa rước miễn phí từ nhà đến điểm thi hơn 10km. Ảnh: Kim Anh.

Trần Thanh Quân được tình nguyện viên Công ty Honda Hồng Đức hỗ trợ đưa rước miễn phí từ nhà đến điểm thi hơn 10km. Ảnh: Kim Anh.

Thương dáng người ốm yếu, phải cọc cạch trên chiếc xe đạp vượt quãng đường hơn 10km, tương đương khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ để đến được điểm thi. Lực lượng tình nguyện viên Công ty Honda Hồng Đức đã hỗ trợ đưa rước miễn phí Quân trong suốt 2 ngày diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Theo sự hướng dẫn của một bạn tình nguyện viên, chúng tôi men theo tuyến đường tỉnh 923 dẫn vào khu vực 7, phường An Bình tìm đến nhà Thanh Quân.

Ngôi nhà tình thương được nhà nước hỗ trợ xây dựng từ năm 2005. Trong nhà vỏn vẹn được 1 chiếc bàn, vừa làm bàn ăn, vừa là nơi học tập, vật dụng còn nhiều ngổn ngang.

Nhẹ nhàng Thanh Quân tâm sự, từ nhỏ bản thân bị suy dinh dưỡng, nay tròn 19 tuổi nhưng chỉ nặng khoảng 36kg, không thể phụ giúp nhiều cho gia đình. Thanh Quân còn một người em trai chuẩn bị bước vào lớp 9. Chiếc giường nhỏ trong nhà được ưu tiên dành riêng cho Thanh Quân, còn cha và em trai ngủ dưới nền nhà.

Căn nhà nhỏ hẹp còn nhiều ngổn ngang thiếu điều kiện học tập không làm Trần Thanh Quân chùn bước, nỗ lực cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Ảnh: Kim Anh.

Căn nhà nhỏ hẹp còn nhiều ngổn ngang thiếu điều kiện học tập không làm Trần Thanh Quân chùn bước, nỗ lực cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Ảnh: Kim Anh.

Trò chuyện với Thanh Quân, chúng tôi cảm nhận rõ cậu bé có nhiều tâm tư, nhưng không thể chia sẻ thành lời. Nói tới đây, người đàn ông đặc biệt mà Thanh Quân nhắc tới, chở theo người con trai út trên chiếc xe máy 3 bánh cũng vừa về tới nhà.

Quân là con trai của vận động viên bơi lội khuyết tật Trần Thanh Bình với thành tích 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 10 huy chương đồng tại các giải bơi lội quốc gia.

Trong căn nhà chật hẹp, ông Bình vẫn dành một vị trí đặc biệt trên vách để lưu giữ những tấm huy chương, bằng khen tại các kỳ thi đấu.

Đôi chân mang tật do sốt bại liệt từ khi sinh ra, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Đến khi lập gia đình, ông Bình lựa chọn nghề bán vé số là nguồn thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày.

Gà trống nuôi con, công việc này giúp 2 anh em Quân được học hành đến nơi đến chốn. Ông Bình bộc bạch, nhiều năm trước gia đình thuộc diện hộ nghèo, chi phí học tập của các con được miễn giảm nhiều, ông cũng nhẹ bớt nỗi lo.

Các tấm huy chương ông Trần Thanh Bình đạt được trong các giải bơi lội dành cho người khuyết tật. Ảnh: Kim Anh.

Các tấm huy chương ông Trần Thanh Bình đạt được trong các giải bơi lội dành cho người khuyết tật. Ảnh: Kim Anh.

Thời gian trước mỗi ngày ông bán tầm 100 – 180 tấm vé số. Khi các con ngày càng lớn, đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn, ông tăng số lượng lên khoảng 240 tấm vé số/ngày. Ngày nào thời tiết không thuận lợi, bán không hết, phải “ôm”.

Thời điểm mùa hè, phải tập trung tập luyện cho đợt thi đấu bơi lội, ông Bình phải gác lại công việc. Ban huấn luyện cũng hỗ trợ một phần chi phí để ông lo cho các con.

Khi Thanh Quân có lịch thi tốt nghiệp THPT, ông xin phép đại lý vé số tạm nghỉ vài ngày để dành thời gian đưa con đi thi, may mắn được sự hỗ trợ từ các tình nguyện viên.

5h sáng ông thức dậy lo cơm nước sẵn sàng cho con trước khi đi thi. Buổi trưa lại tranh thủ về lo bữa cơm chiều. Với mong muốn con toàn tâm dành thời gian cho việc thi cử.

Khi chúng tôi hỏi về dự tính tương lai sắp tới, Thanh Quân phấn khởi hẳn lên: “Em dự kiến sẽ đăng ký xét tuyển vào Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ, đó là mơ ước từ nhỏ của em. Trước đó, em cũng dành hơn một năm rưỡi để học nghề chuyên ngành quản trị mạng. Nên sẽ cân nhắc, tính toán kỹ việc lựa chọn ngành nghề sắp tới”.

Ông Trần Thanh Bình khuyết tật đôi chân, hơn chục năm gà trống nuôi con ăn học. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trần Thanh Bình khuyết tật đôi chân, hơn chục năm gà trống nuôi con ăn học. Ảnh: Kim Anh.

Nghe lời con tâm sự, ông Bình bày tỏ, gia đình chưa dám tính tới tương lai xa, cố gắng lo hết khả năng và ủng hộ con trai thực hiện ước mơ.

Kết thúc ngày thi cuối cùng, Thanh Quân tự tin hoàn thành tốt bài thi. Đồng thời lên kế hoạch tìm hiểu thông tin, điều kiện xét tuyển của một số trường để đưa ra quyết định ngành nghề học phù hợp.

Xem thêm
Công đoàn Bộ NN-PTNT tổ chức kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan Bộ NN-PTNT tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.