| Hotline: 0983.970.780

Paris FC - Hướng đi đúng lộ trình của Công Phượng

Thứ Tư 12/06/2019 , 14:45 (GMT+7)

HLV Guillaume Graechen (thầy Giôm) cho biết, CLB Pháp từng có ý tưởng tập hợp các cầu thủ được đào tạo ở lò JMG về một đội bóng.  

Paris FC có nhiều cầu thủ da màu, đến từ nhiều nơi trên thế giới.

Ý tưởng của thầy Giôm manh nha từ khi lứa đầu tiên của Học viện HAGL JMG tốt nghiệp, chính là thế hệ của Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh. "Ông Jean-Marc Guillou (người sáng lập học viện JMG toàn cầu) từng có ý mua quyền sở hữu Paris FC. Tôi hy vọng lứa Công Phượng sẽ có cơ hội sang châu Âu chơi bóng", nhà cầm quân người Pháp bày tỏ cách đây vài năm.

Tuy nhiên, chỉ tới khi Công Phượng tốt nghiệp học viện được 5 năm, ý nguyện của thầy Giôm mới thành hiện thực. Paris FC trước đây là CLB số một của thủ đô nước Pháp. Đội được thành lập năm 1969. Một năm sau đó, lãnh đạo CLB liên kết với CLB Stade Saint-Germain và cho ra đời PSG, đội bóng nổi tiếng ngày nay.

Cả Paris FC và PSG sống chung một nhà trong vòng 2 năm, trước khi thị trưởng Paris tỏ ý không hài lòng với việc có một đội mang thương hiệu thành phố lại nằm ở vùng ngoại ô. Hai CLB chính thức chia tách, nhưng Paris FC được giữ toàn bộ cầu thủ đội một và giữ sân Công viên các hoàng tử làm sân nhà. Còn PSG bắt đầu từ con số không, dựa trên cầu thủ trẻ.

Có xuất phát điểm tốt hơn nhưng Paris FC thi đấu không tốt và xuống hạng năm 1974. Ngược lại, PSG ngày càng lên chân, giành quyền thăng hạng, và đổi vị thế với Paris FC. Giờ sân Công viên các hoàng tử là sân nhà của PSG, còn Paris FC có sân mới nhỏ hơn Charlety. Paris FC chơi ở Ligue 2, và suýt thăng hạng trong mùa 2018-19.

Chuyến thử việc ở Paris FC của Công Phượng sẽ kéo dài một tháng, từ 15/6 đến 15/7. Ngay cả khi thất bại, anh cũng không trở lại V-League bởi không được HAGL đăng ký cho giai đoạn lượt về. Bất chấp điều ấy, thầy Giôm tin lần xuất ngoại thứ ba này của Công Phượng sẽ giúp ích cho cả nền bóng đá Việt Nam, dù đây là thử thách khó nhất mà tiền đạo quê Nghệ An từng đương đầu.

Tại V-League 2019, có 2 cầu thủ từng chơi cho Paris FC là Chaher Zarour và Youssouf Toure (cùng của Khánh Hòa). Nhắc đến đội bóng cũ, 2 ngoại binh này đều hết lời ca ngợi. Zarour khen: "Paris FC là đội bóng rất tốt. Tôi từng chơi ở đó 3 năm, và thấy ấn tượng về trung tâm tập luyện và sân vận động mới xây”.

Toure bổ sung: “Được một đội như Paris FC để ý đã nói lên phần nào đẳng cấp của Công Phượng. Cậu ấy cần để ý tới tốc độ và khả năng va chạm. Ngoài ra, Công Phượng cũng cần học tiếng Pháp để nói chuyện với đồng đội”.

    Tags:
Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm