| Hotline: 0983.970.780

Công Phượng và nỗi ám ảnh penalty

Chủ Nhật 09/06/2019 , 06:23 (GMT+7)

Công Phượng dứt điểm tốt, di chuyển tốt, kiến tạo và tham gia vào lối chơi chung đều rất tốt nhưng điều ám ảnh duy nhất của anh chính là khả năng thực hiện những quả đá penalty cân não.  

Công Phượng tiếc nuối sau pha sút hỏng penalty.

Công Phượng là một tài năng hiếm có của bóng đá Việt Nam. Với tài năng của mình, anh được truyền thông ca ngợi là "Lionel Messi" của Việt nam nhưng thật buồn vì Công Phượng giống Lionel Messi nhất ở một điểm: luôn lỡ duyên với bàn thắng từ chấm 11m. 

Trong sự nghiệp của mình, Công Phượng đã có không dưới 8 lần hỏng ăn ở những quả penalty trong những trận đấu mang ý nghĩa quan trọng và khiến đội nhà chịu bất lợi lớn. 

Cái dớp trên chấm 11m đeo bám Công Phượng từ năm 2015. Đó là một năm mà Công Phượng được coi là ngôi sao số một của các đội tuyển Việt Nam. Tại Sea Games năm 2015, Công Phượng sớm ghi dấu ấn với một tình huống đá hỏng penalty trong trận đấu giữa Việt Nam và Brunei. 

Công Phượng đá hỏng penalty.

Khi đó, Việt Nam đã dẫn 6-0 và đội nhà được hưởng quả phạt đền. Công Phượng phô diễn kỹ thuật với một cú đá kiểu panenka nhưng thật không may, bóng dội trúng xà ngang và bay ra ngoài. 

Không lâu sau, trong khuôn khổ V-League cùng năm 2015, trong trận đấu giữa HAGL và Quảng Nam, đội bóng của Công Phượng bị dẫn trước 0-3 và Minh Vương đã mang về một cơ hội không thể tốt hơn để rút ngắn tỷ số với quả phạt đền. 

Thế nhưng, Công Phượng thêm một lần nữa khiến khá giả ngao ngán với cú đá quá hiền, bỏ lỡ cơ hội rút ngắn tỷ số cho HAGL. Chung cuộc, đội bóng phố Núi nhận thất bại 0-4.

Cũng là năm 2015, trong trận đấu giữa U21 HAGL gặp U21 Việt Nam ở bán kết giải giao hữu U21 quốc tế năm 2015, hai đội hòa nhau với tỷ số 2-2 sau 90 phút thi đấu chính thức. Công Phượng tỏa sáng với cú đúp và đưa trận đấu vào loạt đá luân lưu 11m. 

Công Phượng cần phải cải thiện nhiều ở khả năng sút 11m.

Công Phượng tiếp tục thể hiện khả năng sút phạt đền kiểu "panenka" của mình, nhưng bị thủ môn Quang Tuấn của U21 Việt Nam dễ dàng đánh bại. Tuy vậy, U21 HAGL vẫn giành chiến thắng với tỷ số 3-2 trên loạt luân lưu.

Cùng giải đấu này, một năm sau đó, Công Phượng trở lại với tư cách nhà ĐKVĐ cùng HAGL. Trong trận đấu gặp U21 Yokohama (đội bóng chủ quản của Tuấn Anh khi đó), U21 HAGL sớm được hưởng quả phạt đền và người thực hiện là Công Phượng.

Từ chấm 11m, Công Phượng lại giở tuyệt chiêu panenka của mình và thêm một lần nữa, bóng đi quá nhẹ để thủ môn Akino Richikawa dù đổ người sai hướng nhưng vẫn kịp với tay đẩy trái bóng ra khỏi khung thành.

Lần trượt penalty đáng trách nhất của Công Phượng đến ở kỳ Sea Games 2017. Khi U22 Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn ở bảng đấu có sự góp mặt của Thái Lan và buộc phải giành chiến thắng trong trận cuối cùng để nuôi hy vọng đi tiếp, các chàng trai áo đỏ lại thi đấu bạc nhược, sớm bị dẫn 0-2. 

Việt Nam bất ngờ được hưởng 11m sau tình huống phạm lỗi của hậu vệ Thái Lan. Trong bối cảnh Việt Nam cần bàn thắng và cơ hội mở ra là rõ ràng, Công Phượng bước lên và cú đá của anh đầy quyết đoán nhưng đưa bóng đi không chính xác, đồng thời đá bay đi cơ hội của U22 Việt Nam. 

Năm 2018, Công Phượng từng hai lần đá hỏng penalty trong một trận.

Năm đó, U22 Việt Nam bị loại ngay từ vòng đấu bảng. Một năm sau, ASIAD 2018 là giải đấu đánh dấu sự thăng hoa của Việt Nam nhưng cũng để lại một vết gợn đáng quên, đó là cú đúp trượt penalty của Công Phượng. Trước một đối thủ kém hơn mọi mặt, Olympic Việt Nam dễ dàng tạo ra các cơ hội trong đó có 2 quả penalty.

Ở cả 2 tình huống ấy, Công Phượng đều không thực hiện thành công. Đầu tiên, anh đá bóng dội xà trong hiệp 1. Ở cú sút phạt đền tiếp theo, Công Phượng sút bóng quá hiền và để thủ môn đối phương cản phá.

Và trong trận chung kết King's Cup 2019 trước Curacao, Công Phượng một lần nữa thất bại trên chấm 11m để khiến Việt Nam bại trận. 

 

 

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm