| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai

Thứ Hai 25/11/2019 , 12:24 (GMT+7)

Sáng 25/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) toàn tỉnh Gia Lai lần thứ III chính thức diễn ra tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

 250 đại biểu đại diện cho 34 dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai tham gia đại hội Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Gia Lai lần thứ III.

Trong những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bản tỉnh Gia Lai ngày càng được cải thiện.

Đến nay, trên toàn tỉnh Gia Lai 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm các xã, 100/184 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông theo tiêu chí của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hiện tỉnh có 58 xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến hết năm 2019 có thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng các đại biểu tham dự đại hội.

Biểu dương những thành quả của chính quyền nhân dân tỉnh Gia Lai đã đạt được, ông Trương Hòa Bình đánh giá cao công tác điều hành của lãnh đạo tỉnh trong việc triển khai đồng bộ 22 chính sách dân tộc, quan tâm đầu tư cho vùng DTTS, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sạch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm trong vùng DTTS đạt nhiều kết quả.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Gia Lai tiếp tục ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới mô hình phát triển kinh tế, khai thác tốt tiềm năng văn hóa truyền thống đồng bào DTTS để phát triển du lịch; quan tâm phát triển giáo dục đào tạo, dạy nghề tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vùng DTTS...

Nhân dịp Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến tặng Bằng khen cho 5 tập thể 20 cá nhân có thành tích suất sắc trong công tác dân tộc. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen cho 39 tập thể 166 cá nhân.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm