| Hotline: 0983.970.780

Phong vị Tết việt: Chơi mận hoàng yến, chưa đến tết đã cháy hàng

Thứ Ba 02/02/2021 , 07:52 (GMT+7)

Mận hoàng yến là giống bản địa, một loại mận trái nhỏ, siêng ra trái và trái quanh năm, tỷ lệ đậu trái rất cao. Đây là cây kiểng mới, lạ thu hút khách hàng.

Trong những năm gần đây, ngoài những loại hoa và cây cảnh truyền thống, nhiều nhà vườn và các nghệ nhân hoa kiểng đã sưu tầm nhiều loại cây kiểng mới, lạ, độc đáo để thu hút khách hàng. Điển hình như anh Đào Văn Hiếu, 39 tuổi đang sở hữu một vườn mận kiểng tại Cồn Khương, thuộc KV.3, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.  

Anh Đào Văn Hiếu và cây mận kiểng hoàng yến. Ảnh: Thành Hiệp.

Anh Đào Văn Hiếu và cây mận kiểng hoàng yến. Ảnh: Thành Hiệp.

Giống mận mà anh trồng có tên là mận hoàng yến, giống bản địa, một loại mận trái nhỏ, siêng ra trái và trái quanh năm, tỷ lệ đậu trái rất cao. Lúc còn non trái màu trắng hồng, khi chín màu đỏ tươi trông rất đẹp mắt. Trái chín ngọt thanh, có mùi vị thơm ngon. Ngày xuân,  người Việt rất thích chưng loại cây trái màu đỏ như quít tiều son, lựu, mận, vì theo quan niệm về thẩm mỹ Đông phương, màu đỏ là màu may mắn, tốt lành, tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng, gia đình sum vầy, ấm no hạnh phúc. Chính vì vậy mà nhiều người, nhất là các đại gia thường chọn cây mận hoàng yến “cây phong thủy” mang về trồng trước sân nhà, nơi biệt thự, hoa viên nhằm cải thiện môi trường, đồng thời tạo ra những cảm xúc dương tính với hy vọng “đầu năm may mắn cuối năm tốt lành”.

Anh Hiếu chia sẻ: Để đáp ứng nhu cầu cùa khách hàng ngày càng khó tính, nhiều năm qua anh đã bỏ công sưu tầm, nghiên cứu và tìm tòi học hỏi kỹ thuật ghép cây, cách xử lý cho cây ra trái đúng Tết. Nhờ vậy mà nhiều người yêu thích cây kiểng đã tìm đến anh tham quan. Đặc biệt Tết Tân Sửu nầy, nhiều khách hàng, nhất là các khu du lịch đã đến tận vườn đặt cọc nhưng không đủ bán.

Theo anh, muốn có một cây mận kiểng hoàn chỉnh, giàu ấn tượng nghệ thuật, người trồng phải mất nhiều thời gian và công sức. Trước hết là lặn lội vô vườn tìm  mua những gốc mận già nua, cằn cổi, có dáng thế hùng mạnh rồi bứng về vô chậu. Đợi khi cây phát triển mạnh mẻ mối bắt đầu ghép và chăm sóc, cắt tỉa, uốn sửa tàn nhánh sao cho cân đối, hài hòa, giống như một cây cảnh bonsai. Cái khó nhất là làm sao cho cây ra trái đúng dịp Tết, vì trái là yếu tố quan trọng nhất đối với người chơi mận hoàng yến. Muốn làm được việc nầy đòi hỏi anh phải nắm vững kỹ thuật xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn.

Mận hoàng yến màu đỏ tươi tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng. Ảnh: Thành Hiệp.

Mận hoàng yến màu đỏ tươi tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng. Ảnh: Thành Hiệp.

Bằng tinh thần cần cù chịu khó và năng động, từ năm 2018 đến nay anh đã giao cho khách hàng trên 300 chậu mận hoàn chỉnh. Riêng năm 2020 là 150 chậu. Tính đến nay, còn nửa tháng nữa mới tới Tết nhưng hàng đã bán sạch. Nhằm phục vụ cho nhu cầu người chơi, mận anh chia ra làm nhiều loại, giá mỗi chậu từ 1 triệu đến 15 triệu đồng, tùy theo lớn nhỏ và giá trị nghệ thuật của mỗi cây. Trừ hết các chi phí mỗi năm anh còn lời trên 150 triệu đồng. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên giá bán không cao, tiền lời tuy ít hơn năm rồi nhưng cũng giúp gia đình anh có một cái tết đầm ấm.

Anh Hiếu khẳng định cây mận hoàng yến tuy đòi hỏi kỹ thuật cao, nhất là quá trình ghép cho cây ra trái, nhưng loại cây cảnh nầy giúp cho người trồng có thu nhập khá trong dịp Xuân về. Nhiều người cho rằng, bên cạnh cây mai vàng truyền thống, cây mận hoàng yến sẽ góp phần làm cho hoa kiểng mùa xuân thêm đa dạng và phong phú.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm