| Hotline: 0983.970.780

Quản lý bền vững tài nguyên nước là then chốt trong chuyển đổi nông nghiệp

Thứ Hai 16/10/2023 , 14:51 (GMT+7)

Quản lý tài nguyên nước tổng hợp bền vững là yếu tố then chốt ở Việt Nam và trên thế giới nhằm hỗ trợ chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp, lương thực, thực phẩm.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại chương trình kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 43. Ảnh: Linh Linh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại chương trình kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 43. Ảnh: Linh Linh.

Ngày 16/10, Bộ NN-PTNT và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 43, 78 năm ngày thành lập tổ chức FAO và 45 năm hợp tác Việt Nam - FAO.

Ngày Lương thực Thế giới năm nay có chủ đề “Nước là sự sống, nước là thực phẩm. Không ai bị bỏ lại phía sau”, với mục tiêu nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò, tầm quan trọng của việc quản lý nước hợp lý.

Trên thực tế, nông nghiệp chiếm tới 70% lượng nước ngọt được sử dụng trên toàn cầu, nhưng giống như tất cả các nguồn tài nguyên khác, nước ngọt không phải là vô hạn. Việc hợp tác cùng nhau là rất quan trọng để đảm bảo quản lý nước bền vững và thúc đẩy tiến bộ trong tất cả các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Nông nghiệp chiếm tới 70% lượng nước ngọt được sử dụng trên toàn cầu.

Nông nghiệp chiếm tới 70% lượng nước ngọt được sử dụng trên toàn cầu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: “Việt Nam đã xây dựng và phát triển tương đối đồng bộ hệ thống công trình kết cấu hạ tầng nguồn nước cùng với hệ thống pháp luật cơ bản đầy đủ để quản lý, khai thác, tận dụng tối đa khả năng nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và phòng, chống lũ, lụt, và các tác hại khác do nước gây ra. Việt Nam phải đối mặt với nhiều dạng khan hiếm nước khác nhau - quá ít, quá nhiều, chất lượng kém và sử dụng quá mức. Để đáp ứng những thách thức này, tháng 6/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”.

Ông Nguyễn Tùng Phong, Cục trưởng Cục Thủy lợi cho biết các chương trình, quyết định, kế hoạch hành động về an ninh nguồn nước và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước được Chính phủ ban hành đã khẳng định những bước đi, kế hoạch sẽ phải thực hiện trong tương lai, đặc biệt là vạch ra các chiến lược về thủy lợi, lưu trữ nguồn nước và cung cấp nước sạch.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO cho biết, tổ chức này đã và đang hợp tác với Việt Nam và các quốc gia khác trong việc thực hiện các nội dung chính của Chương trình Nghị sự Hành động vì Nước. Ảnh: Linh Linh. 

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO cho biết, tổ chức này đã và đang hợp tác với Việt Nam và các quốc gia khác trong việc thực hiện các nội dung chính của Chương trình Nghị sự Hành động vì Nước. Ảnh: Linh Linh. 

Đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm toàn cầu, ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO cho biết, FAO đã và đang hợp tác với Việt Nam và các quốc gia khác trong việc thực hiện các nội dung chính của Chương trình Nghị sự Hành động vì Nước của Liên hợp quốc, đặc biệt là liên quan đến xây dựng các “Lộ trình Nước quốc gia”, xác định quyền sử dụng nước, quản lý rủi ro hạn hán, giám sát dữ liệu về nước và số liệu bốc thoát hơi nước.

“Cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, nước ngọt không phải là vô hạn. Nước rất quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững và quản lý tổng hợp tài nguyên nước bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu. FAO cam kết hỗ trợ các quốc gia thành viên xây dựng lộ trình tài nguyên nước quốc gia đồng thời sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi các hệ thống lương thực và thực phẩm”, đại diện FAO chia sẻ.

Ông Rémi Nono Womdim nhấn mạnh 5 lĩnh vực hành động cần triển khai trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm tăng cường quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.

Đầu tiên, cần đầu tư vào nâng cao năng lực quốc gia để triển khai công tác kiểm kê tài nguyên nước.

Cần gắn công tác kiểm kê với công tác phân bổ nguồn nước để đảm bảo việc phân bổ nguồn nước được thực hiện chính xác, công bằng, minh bạch, đảm bảo nước được cung cấp cho tất cả các bên sử dụng nước một cách phù hợp.

Thứ ba là hợp tác liên ngành thông qua chính sách pháp lý và ứng dụng công nghệ tiên tiến, người nông dân cần được trang bị thông tin, công cụ quản lý chính xác cũng như hỗ trợ áp dụng các giải pháp tổng hợp để thúc đẩy khai thác, sử dụng, bảo tồn tài nguyên nước, một cách hiệu quả.

Thứ tư là cần triển khai các biện pháp bảo trợ xã hội hiệu quả để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, từ đó nâng cao khả năng thích ứng cũng như củng cố mạng lưới an sinh xã hội.

Cuối cùng là cần huy động sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân với những cam kết cụ thể để giảm phát thải trên toàn chuỗi cung ứng.

Xem thêm
Hơn 220 đại biểu dự Đại hội các dân tộc tỉnh Yên Bái

YÊN BÁI Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh mong muốn các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết giữ gìn bản sắc văn hóa, bài trừ các hủ tục lạc hậu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Vùng hoang vu Quảng Trị: [Bài 5]: Tuyên truyền, vận động: Chưa đủ!

Chưa thể ngăn chặn triệt để, nạn tảo hôn vẫn diễn biến phức tạp trong sự bất lực của các cấp chính quyền và ngành chức năng tỉnh Quảng Trị.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.