| Hotline: 0983.970.780

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV khai mạc:

Quảng Ninh sẽ thành trung tâm kinh tế năng động, toàn diện

Thứ Bảy 26/09/2020 , 09:11 (GMT+7)

Sáng 26/9, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 khai mạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và chỉ đạo Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: PV ĐB.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và chỉ đạo Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: PV ĐB.

Về dự Đại hội có 350 đại biểu tiêu biểu (đại biểu đương nhiên là 52; đại biểu được bầu từ đại hội các đảng bộ trực thuộc tỉnh là 298 đại biểu) đại diện cho trên 102.500 đảng viên của 20 đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh. Đây là những đại biểu ưu tú, tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh chính trị, ý chí chiến đấu và sức mạnh của Đảng bộ. Trong đó, đại biểu cao tuổi nhất là 69 tuổi, thuộc Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Hạ Long (Đại biểu Phạm Ngọc Nam, Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Cổ phẩn Quốc tế Hoàng Gia, sinh năm 1951) và đại biểu trẻ tuổi nhất là 30 tuổi, thuộc Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Hạ Long (Đại biểu Lê Tuấn Vũ, Bí thư Thành Đoàn, sinh năm 1990)…

100% đại biểu dự Đại hội đều tham gia từ 1 đến 3 cấp ủy các cấp từ cơ sở đến Trung ương. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học trở lên có 349/350 đại biểu, chiếm 99,7% (trong đó có 14 tiến sỹ, chiếm 4%, tăng 1,55 lần so với nhiệm kỳ trước; 197 thạc sỹ, chiếm 56,3%, tăng 2,14 lần so với nhiệm kỳ trước); Trung cấp có 1 đại biểu, chiếm 0,3%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân: 332 đại biểu, chiếm 94,9%; trung cấp: 15 đại biểu, chiếm 4,2%; sơ cấp: 3 đại biểu, chiếm 0,9%. Có 1 đại biểu tham gia Quốc hội và 150 đại biểu HĐND các cấp.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu khai mạc Đại hội. Ảnh: PV ĐB.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu khai mạc Đại hội. Ảnh: PV ĐB.

Phát biểu khai mạc Đại hội, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Thắng, khẳng định: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 không chỉ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020 mà còn nhìn lại kết quả 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), Nghị quyết Đại hội XII của Đảng...

Kỳ Đại hội này là một dấu mốc quan trọng, khẳng định thành quả, tổng kết những kinh nghiệm quý báu trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng tại Quảng Ninh. Đồng thời, Đại hội sẽ bàn định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2020-2025, xác định tầm nhìn, định hướng phát triển đến năm 2030 và 2045.

“Từ nền tảng hiện nay, với quyết tâm hành động xây dựng, phát triển Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân; khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, một trong những nơi hội tụ và lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội của phía Bắc; quy tụ và phát huy mạnh mẽ tinh thần sáng tạo, đổi mới, “kỷ luật và đồng tâm”, khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong toàn tỉnh”, ông Thắng phát biểu.

Nhìn lại 10 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu nổi bật, quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, tạo tiền đề cơ bản để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững hơn trong thập niên tới, với nhiều dấu ấn nổi bật. Đó là, kinh tế liên tục tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững (10,7%), là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước.

Ba đột phá chiến lược được tập trung đẩy mạnh, nhiều mặt bứt phá. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị gắn với xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được chú trọng, tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, tạo dấu ấn nổi bật.

Đặc biệt, năm 2020, đối diện dịch bệnh Covid-19, với phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, Quảng Ninh đã kiểm soát tốt tình hình, thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của địa phương tuyến đầu. Đồng thời thể hiện rõ trách nhiệm quốc gia, dân tộc khi đón an toàn các chuyến bay đưa đồng bào từ các vùng dịch trên thế giới về nước, đón các chuyên gia quốc tế vào Việt Nam làm việc qua Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, góp phần cùng cả nước hạn chế tối đa những thiệt hại, tổn thất do dịch bệnh gây ra, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội cho nhân dân, giữ vững nhịp phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và cả giai đoạn 2016-2020. Quảng Ninh là một điểm sáng của cả nước về phòng chống dịch bệnh thành công, nâng cao niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm