| Hotline: 0983.970.780

Ra mắt thương hiệu 'Ruộng nhà mình'

Thứ Hai 01/10/2018 , 09:16 (GMT+7)

Sáng nay (1/10) tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), thương hiệu “Ruộng nhà mình” do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với 5 đơn vị liên quan trong ngành nông nghiệp tổ chức lễ ra mắt. 

 

Tới dự Lễ ra mắt thương hiệu “Ruộng nhà mình”, có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh; ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam; ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; các chuyên gia kinh tế, đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam; ông Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam)…

Cắt băng ra mắt thương hiệu "Ruộng nhà Mình"

Phát biểu tại lễ ra mắt thương hiêu “Ruộng nhà mình”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Đẩy mạnh nghiên cứu, lấy vai trò DN làm trung tâm,  tạo mối liên kết khép kín cho nông sản an toàn, tổ chức lại SX… là những định hướng quan trọng mà Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đặt ra. Nhằm tạo nguồn lực cho chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngoài nội lực, Việt Nam đã tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn lực quốc tế, nhất là Ngân hàng Thế giới (WB). Ngay sau khi có đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, WB đã hỗ trợ cho Việt Nam dự án VnSat, chọn 2 ngành hàng quan trọng nhất là lúa gạo và cà phê.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu

Sau 3 năm thực hiện dự án VnSat, 2 ngành hàng lúa gạo và cà phê đã có những kết quả chuyển biến khả quan. Đặc biệt, ngành hàng lúa gạo đã tăng trưởng mạnh cả về chất lượng và sản lượng, giúp XK gạo tiếp tục khởi sắc. Đặc biệt, đã hình thành các chuỗi liên kết từ SX tới tiêu thụ…

Trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao cách làm trong việc xây dựng thương hiệu “Ruộng nhà mình”. Đây sẽ là kênh quan trọng liên kết giữa người SX và người tiêu dùng, là hướng đi và là chuỗi liên kết khép kín hoàn hảo. Theo đó, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục ủng hộ, tạo mọi điều kiện để thương hiệu “Ruộng nhà mình” phát triển, không chỉ cho ngành hàng lúa gạo mà còn nhiều sản phẩm khác ở nhiều địa phương khác, trước mắt là tỉnh Đồng Tháp với sản phẩm lúa gạo chất lượng cao.


9h40':

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp phát biểu


9h30': Phát biểu tại lễ ra mắt thương hiệu “Ruộng nhà mình”, ngài Ousmane Dione, giám đốc WB tại Việt Nam đánh giá: Cách làm, tổ chức SX theo chuỗi và mô hình phân phối theo phương thức của thương hiệu “Ruộng nhà mình” là cách làm hay và có thể nhân rộng, nhất là nhân rộng các sản phẩm nông sản được SX và kiểm soát theo tiêu chuẩn GAP. Ngài Ousmane Dione kỳ vọng, thương hiệu “Ruộng nhà mình” không chỉ là kênh phân phối, tiêu thụ uy tín, với giá phải chăng cho người tiêu dùng trong nước, mà có thể sẽ trở thành biểu tượng cho sản phẩm nông sản an toàn của Việt Nam trong tương lai tại thị trường quốc tế.

Ông Osamane Dione, Giám đốc World Bank tại Việt Nam phát biểu

“WB sẽ luôn đồng hành và ủng hộ cho các sáng kiến phát triển nông nghiệp bền vững, tương tự cách làm của thương hiệu “Ruộng nhà mình”. “Gia đình tôi và các nhân viên WB tại Việt Nam sẽ tiên phong tìm mua nông sản, thực phẩm tại thương hiệu ruongnhaminh.vn” – ông Ousmane Dione nói.

 

Thứ trưởng Bộ NN-PNT Lê Quốc Doanh (thứ 3 từ trái sang) cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các đơn vị ra mắt tham gia thương hiệu "Ruộng nhà mình"

“Ruộng nhà mình” (ruongnhaminh.vn) sẽ là kênh phân phối nông sản – thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, được kiểm soát theo chuỗi, với giá gốc từ tay nông dân tới tay người tiêu dùng.

Nhấn nút vận hành trang thương mại điện tử nông sản Ruongnhaminh.vn

Được ấp ủ từ ý tưởng của các chuyên gia, doanh nghiệp và các địa phương tâm huyết trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, “Ruộng nhà mình” là thương hiệu chung của các sản phẩm nông đặc sản được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi và được tối ưu hóa về năng suát, chất lượng thông qua việc ứng dụng các tiến bộ KH-KT mới trong SX. Đây sẽ là kênh phân phối nông sản – thực phẩm đảm bảo chất lượng, được kiểm soát chặt chẽ theo chuỗi, với sự giám sát của các đơn vị quản lí về vệ sinh ATTP thuộc Bộ NN-PTNT. “Ruộng nhà mình” là thương hiệu được xây dựng trên cơ sở hợp tác của 6 đơn vị gồm:

- Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSat, do Bộ NN-PTNT thực hiện): Đây là dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các tổ chức nông dân và hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các HTX trong vùng dự án tham gia SX lúa gạo và cà phê. Thông qua thương hiệu “Ruộng nhà mình”, các sản phẩm trong vùng dự án sẽ được ưu tiên và tạo điều kiện được phân phối tới tay người tiêu dùng với sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng của các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT cũng như các địa phương vùng triển khai dự án.

- Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT): Là đơn vị hỗ trợ kết nối thương hiệu “Ruộng nhà mình” với các vùng nguyên liệu đặc sản trên cả nước.

- Báo Nông nghiệp Việt Nam: Là đơn vị bảo trợ thông tin – truyền thông cho thương hiệu “Ruộng nhà mình”.

- Cty Cổ phần Chuỗi nông sản Thực phẩm Việt: Là đơn vị sở hữu và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của thương hiệu “Ruộng nhà mình” trước pháp luật.

- Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp (thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN-PTNT): Là đơn vị cố vấn kỹ thuật và chiến lược phát triển vùng nguyên liệu chuyên canh của các sản phẩm trong thương hiệu “Ruộng nhà mình”.

- Cty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp xanh Hà Nội: Là đơn vị được chỉ định xây dựng hệ thống phân phối các sản phẩm nông sản thuộc thương hiệu “Ruộng nhà mình”.

Thương hiệu “Ruộng nhà mình” là nơi tập hợp, hội tụ các loại nông sản – thực phẩm trên mọi miền đất nước, được ấp ủ từ khát khao đẩy lùi các loại nông sản thực phẩm không rõ nguồn gốc ra khỏi bữa ăn của người Việt, mở ra thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng, tạo động lực khích lệ nông dân SX an toàn, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Vài nét về thương hiệu “Ruộng nhà mình”

- Các sản phẩm trong thương hiệu “Ruộng nhà mình” Sẽ được phân phối chính thức tại thị trường phía Bắc từ tháng 10/2018.

- Tầm nhìn: Được công nghệ rộng rãi là thương hiệu đại diện cho các nông đặc sản được kiểm soát an toàn theo chuỗi, có chất lượng và giá thành cạnh tranh trên thị trường trog nước và quốc tế.

- Với người nông dân: Nông dân cam kết và tham gia vào chuỗi SX an toàn theo chương trình sẽ được thương hiệu “Ruộng nhà mình” hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm và xúc tiến thương mại để giúp gia tăng thu nhập từ 15-25%.

- Với người tiêu dùng: Người tiêu dùng tham gia chương trình do thương hiệu “Ruộng nhà mình” phân phối sẽ được phục vụ nhanh chóng, tiện lợi, tin cậy với giá thấp hơn khoảng 15% so với các sản phẩm cùng loại đang bán tại các kênh bán lẻ trên thị trường hiện nay.

- Sản phẩm thuộc phân khúc Đặc sản của thương hiệu “Ruộng nhà mình” sẽ được các chuyên gia ẩm thực tuyển chọn kỹ lưỡng từ các vùng miền. Sản phẩm sẽ được đưa đi tham dự các cuộc đấu xảo quốc tế hàng năm để vinh danh nông sản Việt Nam.

- Mua hàng thế nào?: Người tiêu dùng có thể mua sản phẩm tại hệ thống các kênh phân phối của thương hiệu như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán gạo truyền thống qua hotline và website của thương hiệu “Ruộng nhà mình”. Đến ngày thu hoạch sản phẩm, quá trình thu hoạch sẽ được ghi hình trực tiếp và đăng tải trên website: ruongnhaminh.vn. Sản phẩm sẽ được vận chuyển đến tận nhà khách hàng (áp dụng đối với khách hàng có thẻ khách hàng thân thiết).

- “Ruộng nhà mình” hiện tại có gì?: Hiện tại, sản phẩm được phân phối tại thương hiệu bao gồm (tính đến ngày 1/10/2018):
+ Hàu sữa, ngao hai cùi, tu hài của Vịnh Bái Tử Long (Vân Đồn, Quảng Ninh).
+ Chè Shan Tuyết của Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái)
+ Xoài cát của Hòa Lộc (Đồng Tháp)
+ Gạo ST24 của Đồng bằng sông Cửu Long
+ Tôm càng xanh của Kiên Giang
+ Cá sông Đà của Hòa Bình
+ Gà đồi Yên Thế của Bắc Giang

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm