| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ hướng đi bền vững

Thứ Tư 07/04/2021 , 06:18 (GMT+7)

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, vừa mang lại giá kinh tế rất cao, vừa thân thiện với môi trường, phù hợp với sức khỏe con người.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, cùng đoàn công tác làm việc tại HTX Dịch vụ lúa - tôm Trí Lực, thuộc xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, cùng đoàn công tác làm việc tại HTX Dịch vụ lúa - tôm Trí Lực, thuộc xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Ngày 6/4, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn, có chuyến khảo sát mô hình sản xuất lúa - tôm hữu cơ tại Hợp tác xã lúa -  tôm Trí Lực ở ấp 5, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

HTX Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực hiện có 11 thành viên, vốn điều lệ 150 triệu, do các thành viên tự nguyện đóng góp (mỗi thành viên đóng góp từ 15 đến 20 triệu đồng). Hiện tại, HTX có diện tích gần 750 ha sản xuất lúa - tôm an toàn. Tại đây, các xã viên sản xuất theo quy trình sạch để đảm bảo cho tôm phát triển tốt và lúa phát triển song song mà không sử dụng hoá chất hay phân bón hoá học để tạo nguồn gạo sạch, chất lượng, đạt tiêu chuẩn.

Hàng năm hợp tác xã cungứng cho thị trường từ 5 đến 10 tấn gạo, với giá thành bán khá cao từ 25 đến 30 ngàn đồng/kg, rất được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưu chuộng.

Mới đây đoàn công tác của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF VN) cũng đã đến khảo sát và có thể lựa chọn 50 ha để thử nghiệm mô hình nghiên cứu cải tiến kỹ thuật xây dựng chuỗi tôm – lúa bền vững, nâng cao giá trị của con tôm, cây lúa.

Ông Lê Văn Mưa, Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực, chia sẻ: “Bà con thấy được hiệu quả khi tham gia vào HTX, mỗi ký lúa bán ra thị trường với giá cao gần gấp đôi so với lúa những vùng chuyên canh lúa. Việc sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu hữu cơ nên con tôm cũng phát triển tốt và bền vững, do đó, bà con gắn bó với mô hình sản xuất lúa - tôm hữu cơ của hợp tác xã.

Sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ hiện nay, vừa mang lại giá kinh tế rất cao, vừa thân thiện với môi trường. Ảnh: Trọng Linh.

Sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ hiện nay, vừa mang lại giá kinh tế rất cao, vừa thân thiện với môi trường. Ảnh: Trọng Linh.

Vụ mùa năm 2019-2020, sau khi thu hoạch HTX bán lúa cho công ty, cùng các thành viên HTX Dịch vụ lúa - tôm Trí Lực. Đồng thời, quyết định giữ lại 17 tấn lúa để chà gạo, đóng gói, xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ Trí Lực.

“Sau đó, chào hàng ở nhiều nơi với giá bán từ 27.000 - 30.000 đồng/kg. Tính đến nay, HTX đã bán được nhiều tấn gạo sạch, khách hàng sao khi dùng rất ưa chuộng, góp phần nâng cao danh tiếng cho sản phẩm đặc sản của địa phương. Đây cũng là tiền đề để thương hiệu gạo sạch hữu cơ Trí Lực tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”, ông Mưa chưa sẻ.

Qua khảo sát từ quy trình kỹ thuật đến thu hoạch cũng như bao tiêu sản phẩm của HTX Dịch vụ lúa – tôm Trí Lực, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT - Trần Thanh Nam cho rằng: Sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ hiện nay, vừa mang lại giá kinh tế rất cao, vừa thân thiện với môi trường, phù hợp với sức khỏe con người và mô hình này rất có hiệu quả, có thể giúp nông dân làm giàu.

Thứ Trưởng Trần Thanh Nam, khẳng định: Cà Mau là một trong những nơi có điều kiện tự nhiên về sinh thái, đất đai, nguồn nước có thể sản xuất được nông nghiệp hữu cơ. Đây là lợi thế rất lớn mà nhiều nơi khác không có được hoặc phải có bước chuyển đổi trong một thời gian dài từ sử dụng hóa học sang hữu cơ.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.