| Hotline: 0983.970.780

Sạt lở bờ biển bất thường ở Thừa Thiên - Huế

Thứ Ba 22/10/2024 , 19:27 (GMT+7)

Tình trạng sạt lở bờ biển tại bãi tắm Phú Thuận, huyện Phú Vang đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Địa điểm này hơn 23 năm qua chưa bao giờ bị sạt lở lớn.

Thông tin từ UBND xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, tình hình sạt lở bờ biển đang xảy ra nghiêm trọng tại địa phương này. Đặc biệt tại khu vực bãi tắm Phú Thuận thuộc thôn Tân An.

Theo đó, qua theo dõi, bắt đầu từ mùa hè, khoảng từ tháng 6 đến 9 năm nay, nước biển đã ăn sâu vào đất liền 70m với chiều dài khoảng 300m (chưa kể địa phận phường Thuận An, thành phố Huế).

Sạt lở bờ biển tại khu vực bãi tắm Phú Thuận (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ảnh: CĐ.

Sạt lở bờ biển tại khu vực bãi tắm Phú Thuận (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ảnh: CĐ.

Trong tháng 10/2024 và đặc biệt theo ghi nhận sáng ngày 21/10, từ mép chân kè bờ thôn Tân An hướng lên phường Thuận An khoảng 150m, bờ biển bị sạt lở, nước ăn sâu vào đất liền khoảng 50m gần sát đường ngang đi bộ của bãi tắm.

Tại hiện trường, các gốc dương trên vỉa hè có nguy cơ ngã đổ, nếu thời tiết tiếp tục bất lợi sẽ ăn sâu và cuốn trôi con đường nội bộ bãi tắm và có nguy cơ rất lớn ảnh hưởng các nhà hàng.

Sạt lở ăn sâu vào đất liền đã ảnh hưởng đến các công trình xây dựng. Ảnh: CĐ.

Sạt lở ăn sâu vào đất liền đã ảnh hưởng đến các công trình xây dựng. Ảnh: CĐ.

Theo ông Nguyễn Quang Dân, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (huyện Phú Vang), năm nay có hiện tượng hết sức bất thường là sạt lở bờ biển kéo dài xảy ra tại bãi tắm Phú Thuận (điểm cửa biển Hòa Duân năm 1999). Địa điểm này hơn 23 năm qua chưa bao giờ bị sạt lở lớn, kể cả vào mùa mưa bão, hay gió mùa Đông Bắc.

'Qua theo dõi tình hình sạt lở nhiều năm, địa phương nhận thấy tình trạng sạt lở này là hiện tượng bất thường, vì từ 23 năm nay (khi cửa Hoà Duân được hàn gắn) chưa khi nào địa điểm này bị sạt lở nghiêm trọng như vậy. Khoảng cách từ mép nước bờ biển tại bãi tắm đến bờ phá Tam Giang chỉ còn 250m gây nguy cơ cao đến việc mở lại cửa biển tại khu vực này', ông Dân cho biết.

Cây cối dọc bờ biển bị ngã đổ do sạt lở. Ảnh: CĐ.

Cây cối dọc bờ biển bị ngã đổ do sạt lở. Ảnh: CĐ.

Trước tình hình đó, để hạn chế tình trạng sạt lở gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, chiều 22/10, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bộ đội và người dân xã Phú Thuận ở gần khu vực bờ biển Hòa Duân đã được điều động đến hiện trường để cứu biển sạt lở ngày càng nghiêm trọng do sóng biển cao.

Tại đây, 2.500m2 vải lọc đã được Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa đến khu vực trước đập Hòa Duân để phục vụ gia cố bờ biển.

Cùng thời điểm này 30 cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Thuận An, các chiến sĩ Hải đội thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mặt tại hiện trường cùng nhân dân khắc phục sạt lở bờ biển.

Mặc dù sóng biển khá lớn nhưng các chiến sĩ vẫn cẩn thận phân công mỗi người một nhiệm vụ rồi bốc từng khối đá để đưa vào những điểm xung yếu tại các vị trí ảnh hưởng tuyến đường du lịch chạy dọc bãi tắm xã Phú Thuận.

Lực lượng bộ đội tham gia khắc phục sạt lở bờ biển tại bãi tắm Phú Thuận chiều 22/10. Ảnh: CĐ.

Lực lượng bộ đội tham gia khắc phục sạt lở bờ biển tại bãi tắm Phú Thuận chiều 22/10. Ảnh: CĐ.

Bắt đầu từ 14h, các chiến sĩ chia thành 2 khu vực bắt đầu việc khiêng đá, kéo vải lọc xuống khu vực bờ biển bị sạt lở. Có những lúc các chiến sĩ phải ngâm mình dưới sóng biển hơn nửa tiếng để gia cố các điểm sạt lở nặng.

"Ngoài sự tham gia của cán bộ chiến sĩ bộ đội, hơn 100 người dân xã Phú Thuận cũng chung tay, góp sức cố gắng gia cố bờ biển sạt lở thật nhanh trước khi bão Trà Mi di chuyển nhanh vào Biển Đông, gió bão có thể mạnh cấp 10 đến cấp 11 sẽ gây khó khăn cho các lực lượng tham ứng phó sạt lở bờ biển", ông Nguyễn Quang Duân cho biết.

Về lâu dài, lãnh đạo chính quyền xã Phú Thuận kiến nghị UBND huyện, tỉnh Thừa Thiên - Huế nên mời các chuyên gia về đánh giá, đưa ra phương án tổng thể cho toàn khu vực này. Ảnh: CĐ.

Về lâu dài, lãnh đạo chính quyền xã Phú Thuận kiến nghị UBND huyện, tỉnh Thừa Thiên - Huế nên mời các chuyên gia về đánh giá, đưa ra phương án tổng thể cho toàn khu vực này. Ảnh: CĐ.

Lãnh đạo xã Phú Thuận cho biết thêm, nếu thời tiết tiếp tục bất lợi như hiện nay thì khu vực này có nguy cơ bị ăn sâu và cuốn trôi con đường nội bộ bãi tắm, ảnh hưởng lớn đến các nhà hàng dọc bờ biển. Đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến đập Hòa Duân nơi chỉ cách bờ biển đang sạt lở 250m.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.