| Hotline: 0983.970.780

Sâu hại chính trên cây bơ

Thứ Sáu 28/02/2020 , 10:24 (GMT+7)

Rất nhiều loại sâu hại trên cây bơ cũng như ăn trái, nếu người dân không biết cách phòng trị hữu hiệu vườn cây sẽ giảm năng suất, chất lượng nông sản.

Mọt đục thân, cành (Polyphagous shot hole Borer)

Gây hại cho nhiều loại cây trồng: Bơ, sầu riêng, ca cao, điều...

Tác hại: Mọt đục lổ vào thân, cành, tạo hầm, đẻ trứng, một ổ 30 – 50 trứng, trứng nở, mọt non tiếp tục đục khoét. Vết đục có màu đen, ướt do nấm fusarium cộng sinh trên cơ thể mọt. Mọt đục làm cành khô, dễ gãy.

Triệu chứng: Thân, cành có lổ đục, rỉ nhựa.

Bọ xít muỗi (Helopeltis)

Bọ xít muỗi có hai loại: màu nâu đỏ và xanh. Vòng đời khoảng một tháng, biến thái không hoàn toàn, ấu trùng có 5 tuổi, ấu trùng và thành trùng giống nhau về hình dạng, con cái đẻ 50 – 150 trứng trong mô cây trên thân, chồi hay lá non.

Tác hại: Bọ xít muỗi non và thành trùng chích hút lá non, phác hoa làm hoa khô, chích trái non làm trái rụng, trái già bị chai, trái nứt. Bọ xít trưởng thành hại nhiều hơn con non. Gây hại chủ yếu vào lúc sáng sớm hay chiều mát (sau 5 giờ chiều).

Phòng trừ: Tỉa cành thông thoáng. Xông khói xua đuổi.

Phun thuốc: Sec Saigon 10, 25EC, Sherzol 205EC, Sapen alpha 5EC…

Nhện (Oligonichus persia mite)

Phòng trị: Tỉa cành thông thoáng.

Phun thuốc: Dầu khoáng SK Enspray 99EC, Comda 250EC, Comda Gold 5 WG. Phun nhiều nước, phun kỹ mặt dưới lá.

Thuốc trừ sâu Comda Gold 5WG của Cty BVTV Sài Gòn - SPC

Thuốc trừ sâu Comda Gold 5WG của Cty BVTV Sài Gòn - SPC

Bọ trĩ (Scirtothrips)

Gây hại bằng cách chích hút nhựa trên lá, trái non, bông.

Triệu chứng: Trên lá có màu đồng. Trên trái: Da trái có triệu chứng “da cá sấu”. Trên bông: làm bông khô, rụng. Trái bị hại giảm cấp, nhưng thịt trái vẫn ăn được.

Phòng trị: Tỉa cành thông thoáng. Dùng dầu khoáng SK Enspray 99EC, Comda Gold 5WG, Comda 250EC. Hỗn hợp Sairifos 585EC, Saliphos 35EC + Dầu SK Enspray 99EC.

Rệp sáp (Cocuss sp)

Rệp sáp: Đa ký chủ. Tác hại: Rệp chích hút nhựa, tiết nước bọt có độc tố, làm biến dạng mô phân sinh. Rệp bài tiết mật ngọt thu hút kiến, tạo điều kiện cho nấm bồ hống phát triển.

Phòng trị: Phun thuốc trừ rệp: Sairifos 585EC + Butyl 10WP, Sairifos 585EC, SK + Sairifos 585EC.

Sâu ăn lá, gặm quả

Tác hại: Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.

Sâu cuốn lá (Gracilaria perciae)

Tác hại: Bướm đẻ trứng trên lá non, trứng nở thành sâu, sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu làm nhộng trong các tổ lá, khoảng 5-7 ngày sau, vũ hóa.

Phòng trừ sâu cuốn lá, ăn lá và gặm quả. Phun thuốc có tính xông hơi, hay nội hấp: Sairifos 585EC, Saliphos 35EC, Comda gold 5WG.

Xem thêm
Phân bón Đầu Trâu cải thiện chất lượng đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên

Phân bón Bình Điền xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên để sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, tăng thu nhập nhà nông.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?