| Hotline: 0983.970.780

Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Thứ Hai 20/01/2025 , 11:52 (GMT+7)

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Ông Lại Thế Hưng (giữa) trao đổi với nông dân về bệnh virus trên hoa cúc. Ảnh: Hải Đăng.

Ông Lại Thế Hưng (giữa) trao đổi với nông dân về bệnh virus trên hoa cúc. Ảnh: Hải Đăng.

Chuyện xưa nay hiếm

Những ngày cuối năm, ông Nguyễn Ngọc Trường ở phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương chăm sóc, dưỡng ẩm cho 2 sào hoa cát tường để kịp bán Tết. Vụ này, ông cầm chắc số tiền lãi 110 triệu đồng mỗi sào bởi nhờ kiểm soát tốt virus gây bệnh bạch tạng trong vườn hoa.

Ông Trường cho biết, cát tường dù có giá trị kinh tế cao, có thời điểm được thương lái trả tới 60.000 đồng/kg nhưng chúng lại rất nhạy cảm với virus khiến thân cây khô trắng từ gốc tới ngọn, lá héo dần rồi chết. Người trồng hoa thường gọi là bệnh bạch tạng.

Nguy hiểm ở chỗ, virus gây bệnh thường tấn công ở giai đoạn cây đã trưởng thành nên những vườn đã bị nhiễm bệnh khả năng mất trắng là rất cao. Bởi thế, những người trồng hoa nhiều kinh nghiệm nhất ở Đà Lạt cũng phải dè chừng khi mở rộng diện tính trồng loại hoa này bởi chẳng khác nào đánh bạc. Thua nhiều hơn thắng.

Thế nhưng, vụ này, ông đã chiến thắng ngoài mong đợi bởi trồng hoa cát tường đã khó nhưng thu hoạch “chồi hai” còn năng suất hơn “chồi một” là chuyện xưa nay hiếm.

“Sau khi thu hoạch lần thứ nhất, tôi giữ nguyên gốc, dưỡng ẩm cho cây và phun thuốc Hobyo 200WP theo hướng dẫn của nhà sản xuất và hiện giờ cây lại cho thu hoạch thêm một lứa nữa. Tôi chỉ phun có 2 lần là thấy cây bật mầm rất khỏe, không bị bệnh tật gì cả và bây giờ sau gần 3 tháng, tôi lại được thu hoạch được thêm một lứa nữa. Đợt 2 này không phải đầu tư giống, chăm cũng rất nhàn, tôi thu lời khoảng 120 triệu đồng/ sào, chỉ phải trừ đi 10 triệu tiền phân, thuốc thôi”. Ông Trường cho biết.

Ông Trường phấn khởi thăm vườn hoa cát tường. Ảnh: Hải Đăng.

Ông Trường phấn khởi thăm vườn hoa cát tường. Ảnh: Hải Đăng.

Cách nhà ông Trường không xa là vườn khoa cúc mới xuống giống đang nhú ngọn mơn mởn xen lẫn với những luống cúc đơm bông vàng óng, chỉ còn một tuần nữa là được cắt bán của gia đình ông Nguyễn Văn Thành. 20 năm rời quê Thanh Hóa vào Đà Lạt mua đất trồng chuyên canh hoa cúc vàng, ông cho biết đáng sợ nhất với ông là căn bệnh đốm sọc trên thân hoa cúc khiến thân cây bị thối lõi, vàng lá và chết dần từ gốc tới ngọn.

Mỗi sào ông trồng tới 80.000 cây nhưng khi đã bị mắc bệnh này gần như cả vườn đều bị khiến ông phải tiêu hủy toàn bộ. Cũng giống như cát tường, loại bệnh này chỉ bộc lộ khi cây cúc đã trưởng thành và lây lan rất nhanh. Trước đây, vì thiếu hiểu biết nên cứ nghe ai mách có thuốc gì hay, ông đều mua về phun nhưng kết quả đều “tiền mất, tật mang”.

Có những vụ trồng 3 sào hoa cúc thì cả 3 sào đều nhiễm bệnh. Tiền giống, phân bón, công chăm sóc từ 50-60 triệu đồng/sào bị mất trắng. Tuy nhiên, năm nay, ông bắt đầu nhận thức được rằng, đây là căn bệnh do virus gây ra và ông sử dụng thuốc Hobyo 200WP để xử lý bệnh này ngay từ khi xuống giống. Vợ chồng ông rất phấn khởi vì năm nay cúc phát triển tốt, đồng đều về chất lượng và chắc chắn họ sẽ một cái Tết no ấm.

Vườn hoa cát tường sau khi sử dụng sản phẩm Hobyo 200WP

Vườn hoa cát tường sau khi sử dụng sản phẩm Hobyo 200WP

Làm cho virus đời sau yếu hơn đời trước

Ông Lại Thế Hưng, nguyên Chi cục trưởng Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết có cả trăm chủng loại virus gây bệnh trên thực vật trên thế giới. Tại Lâm Đồng, kể từ năm 2016 đã xuất hiện 6 chủng virus gây hại trên hoa cúc, cát tường, xà lách … làm cho thiệt hại rất lớn.

Riêng tại Đơn Dương, vùng trồng cà chua trọng điểm của Lâm Đồng giờ nhiều hộ đã phải chuyển sang các cây trồng khác liên tục thất thu do virus gây hại. Việc kiểm soát virus trên thực vật rất khó vì phải đảm bảo 3 yếu tố: cây giống sạch bệnh, phải kiểm soát được côn trùng chích hút (mô giới truyền bệnh là bọ trĩ, bọ phấn trắng …), cái thứ 3 là các loại thuốc để gia tăng tính chống chịu của virus đối với cây trồng. Hiệp hội Hoa Đà Lạt từng đặt hàng với nhiều công ty để cung cấp thuốc xử lý virus nhưng chỉ có Công ty Được Mùa là mạnh dạn hợp tác với nông dân để thử nghiệm sản phẩm Hobyo 200WP.

Đây là sản phẩm được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cấp phép lưu hành vào tháng 2/2022 với 2 hoạt chất chính là Moroxydine Hydrochloride 16% và Copper acetate 4% trong thuốc HOBYO 200WP có khả năng ức chế virus trên cây trồng. Đây cũng là công ty tiên phong trong việc nghiên cứu, đăng kí lưu hành thuốc điều trị bệnh do virus gây ra trên thực vật tại Việt Nam.

PGS. TS Nguyễn Trần Oánh, người dành nhiều năm nghiên cứu về các đặc tính của virus cho biết, mỗi loại virus chỉ có một trong hai loại vật liệu di truyền, hoặc là ARN hoặc là ADN. Hiểu một cách đơn giản, nếu ADN giúp virus tăng sinh nhanh chóng về mặt số lượng thì ARN lại giúp virus đời sau duy trì được những đặc tính di truyền của của đời trước.

Thực tế đã chứng minh 2 hoạt chất là Moroxydine 16% kết hợp với Copper acetate 4% sẽ tác động trực tiếp vào ADN và ARN làm hạn chế quá trình tăng sinh của virus đồng thời làm cho virus đời sau suy yếu so với virus đời trước, giảm khả năng gây ảnh hưởng đến cây trồng.

Hai mẫu bao bì Hobyo 200WP đang được lưu hành trên thị trường. Ảnh: Hải Đăng.

Hai mẫu bao bì Hobyo 200WP đang được lưu hành trên thị trường. Ảnh: Hải Đăng.

Hiệu quả trên nhiều loại cây trồng

Không chỉ thành công trên hoa cúc, hoa cát tường mà nhiều vườn chanh leo, cà chua, ớt, các loại cây họ bầu bí bị xoăn lá, chùn ngọn, khảm lá, quả cong vẹo được xác nhận là nhiễm virus đều đã được hồi sinh sau khi sử dụng Hobybo 200WP.

Nhiều nông dân cho biết chỉ sau từ 7 đến 10 ngày phun thuốc theo hướng dẫn các lá bị xoăn đã mở được khoảng 70%. Ở những lá bị khảm, vết bệnh đã nhỏ lại rõ rệt, màu vàng đã nhìn không rõ, lá xanh đậm và đều. Cứ như thế cây phát triển bình thường trở lại.

Theo phác đồ, để đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất, trong quá trình sử dụng, bà con nên bổ sung thêm sản phẩm có khả năng phân giải độc tố của virus  và diệt môi giới truyền bệnh bõ trĩ, bọ phấn trắng … 

Trong bối cảnh nông sản của Lâm Đồng được xuất khẩu ra các thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc... TS Trần Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Đấu tranh sinh học, Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) khẳng định: “Phức hợp Moroxydine Hydrochloride 16% và Copper acetate 4% không chỉ ít độc hại mà còn không có trong danh mục những hoạt chất cấm được sử dụng khi canh tác nông sản để xuất khẩu vào các thị trường khó tính, trong đó có EU”.

Những kết quả này, chắc chắn sẽ là tiền đề quan trọng để các nhà quản lý, nhà khoa học trong nước tiếp tục hoàn thiện những cơ chế, chính sách để các sản phẩm chứng minh được hiệu quả thực tiễn trên đồng ruộng có sức lan tỏa để đông đảo người sản xuất, giúp nông dân có được các giải pháp tiết kiệm, hiệu quả, an toàn để phòng trừ virus.

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.