| Hotline: 0983.970.780

ThaiBinh Seed tiếp nhận bản quyền 4 giống lúa

Thứ Tư 23/10/2019 , 08:38 (GMT+7)

Ngày 22/10, tại Thái Bình, dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã ký hợp đồng ủy quyền độc quyền sản xuất, kinh doanh 4 giống lúa cho Tập đoàn ThaiBinh seed.

17-15-13_thibinh_seed_1
Hai đơn vị trao và nhận bản quyền 4 giống lúa.

Các giống bao gồm BC15 kháng đạo ôn, Bắc thơm 7 kháng bạc lá, Gia Lộc 97 và Gia Lộc 25. Trong đó, Gia Lộc 97, Gia Lộc 25 là hai giống lúa thuần do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm nghiên cứu chọn tạo. Riêng BC15 kháng đạo ôn, Bắc thơm 7 kháng bạc lá là sản phẩm hợp tác giữa hai đơn vị sau 2 năm ký kết nghiên cứu khoa học.

Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc ThaiBinh seed cho biết, sự kiện này đã đánh dấu mốc lịch sử trong gần 50 năm hình thành và phát triển doanh nghiệp. Việc hợp tác giữa một Viện nghiên cứu nhà nước với doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học sẽ khai thác tối đa nguồn lực của đất nước.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, sớm đưa vào sản xuất giúp người dân phát triển kinh tế”, ông Nguyễn Trọng Khanh, Viện trưởng Viện Cây lương thực và cây thực phẩm thông tin.

Chứng kiến lễ ký kết, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, rất vui mừng vì thành quả bước đầu của sự hợp tác giữa Viện và doanh nghiệp.

Theo Thứ trưởng, đây có thể không phải là công trình khoa học quá cao siêu, nhưng sẽ tạo ra những bước đột phá trong nghiên cứu, thúc đẩy việc đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất nông nghiệp. Thứ trưởng đề nghị, sớm đưa 4 giống lúa này vào hoàn thiện sản xuất, mục đích chính là phục vụ người dân.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm