| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi nhận thức, coi chất thải là tài nguyên

Thứ Năm 21/07/2022 , 15:48 (GMT+7)

Hà Nội Các chuyên gia thế giới chia sẻ nhiều quan điểm về chất thải trong Chương trình tập huấn năm 2022 về giảm ô nhiễm nhựa đại dương.

Nhà báo La Duy, Báo Quân đội nhân dân chia sẻ tại buổi tập huấn.

Nhà báo La Duy, Báo Quân đội nhân dân chia sẻ tại buổi tập huấn.

Ngày 21/7, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam tổ chức Chương trình tập huấn năm 2022 với chủ đề “Nâng cao năng lực truyền thông thay đổi hành vi về giảm ô nhiễm nhựa đại dương”.

Ông Lưu Anh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của báo chí, truyền thông trong công tác thông tin, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường biển nói chung và giảm thiểu rác thải nhưạ đại dương nói riêng.

"Công tác truyền thông báo chí tốt sẽ giúp các chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về rác thải nhựa lan tỏa đến với cộng đồng xã hội một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả", ông Đức nói.

Trên cơ sở đó, Chương trình tập huấn 2022 tập trung vào các vấn đề: Vai trò và vị trí của Việt Nam trong việc xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương; Cơ chế thúc đẩy trách nhiệm của nhà sản xuất bao bì và các doanh nghiệp nhập khẩu trong hoạt động bảo vệ môi trường; Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nền kinh tế tuần hoàn…

Rác thải được xem là tài nguyên ở nhiều nước trên thế giới.

Rác thải được xem là tài nguyên ở nhiều nước trên thế giới.

Tại sự kiện, các chuyên gia quốc tế nêu quan điểm, rằng cần thay đổi tư duy về chất thải, coi chất thải là tài nguyên. Đây là bước đi quan trọng để giảm ô nhiễm nhựa đại dương.

Nhiều quốc gia có trình độ công nghệ hiện đại trên thế giới xem rác thải là nguồn tài nguyên quý giá trong việc sản xuất phân vi sinh và sản xuất năng lượng. Xu hướng này được dự báo sẽ nở rộ trong vài năm sắp tới.

Bên cạnh đó, họ khuyến nghị về việc tăng mức xử phạt để đủ sức răn đe với doanh nghiệp, cá nhân xả thải ra môi trường. Để hoàn thành nhiệm vụ này, chuyên gia đề cao trách nhiệm của báo chí, truyền thông; và đề nghị cần có những bài viết chuyên sâu, phản ánh đầy đủ thực trạng, tác hại của việc xả rác thải nhựa ra đại dương. 

Tại buổi tập huấn, nhà báo La Duy, Báo Quân đội nhân dân chia sẻ những trải nghiệm trong quá trình tác nghiệp liên quan tới các vấn đề ô nhiễm nhựa đại dương. Từ đó, anh muốn truyền cảm hứng cho các nhà báo trẻ về những tấm gương, điển hình làm tốt công tác giảm ô nhiễm nhựa đại dương; cũng như có trách nhiệm trong việc góp phần phản biện những cá nhân, doanh nghiệp, địa phương xả rác thải ra môi trường.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bản văn hóa 4.0 chuyển mình với những 'dự án 0 đồng'

Bản văn hóa Nà Sự, xã Chà Nưa có gần 140 hộ dân người dân tộc Thái cùng sinh sống và có nét đặc trưng văn hóa, phong tục độc đáo.