| Hotline: 0983.970.780

Thu nhập lao động ngành nông nghiệp kém 1,6 lần công nghiệp, xây dựng

Thứ Năm 01/08/2019 , 21:13 (GMT+7)

Theo công bố của IPSARD tại Hà Nội ngày 1/8, phần lớn lao động trong ngành nông lâm thủy sản chưa qua đào tạo với tỷ lệ trên 90%.

Thu nhập lao động ngành nông nghiệp vẫn thấp hơn 1,6 lần công nghiệp, xây dựng.

Cụ thể, tại Hội thảo chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL, kết quả khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - IPSARD (Bộ NN-PTNT) trên địa bàn 7 tỉnh ĐBSCL gồm: An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Long An về chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL cho thấy, lao động khu vực này đang có xu hướng già hóa.

Theo đó, tỷ lệ lao động trong độ tuổi dưới 35 giảm từ 45,5% năm 2012 xuống còn 38,9% năm 2017, lao động từ 50 tuổi trở lên tăng từ 20,7% lên 26,8%. Trong ngành nông lâm thủy sản, lao động dưới 35 tuổi giảm 37,4% xuống 26,2% và lao động từ 50 tuổi trở lên tăng 24,1% lên 34,1%.

Trong nội ngành nông lâm thủy sản, lao động đang có xu hướng dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang ngành thủy sản. Thu nhập bình quân lao động vùng ĐBSCL tăng dần, tuy nhiên, thu nhập lao động ngành nông lâm thủy sản vẫn thấp nhất, thấp hơn 1,6 lần so với công nghiệp, xây dựng và 1,1 lần so với dịch vụ, song tín hiệu đáng mừng là khoảng cách này đang được thu hẹp dần.

Đặc biệt, theo khảo sát của IPSARD, phần lớn lao động trong ngành nông lâm thủy sản là chưa qua đào tạo, nhưng trình độ lao động nông nghiệp ngày càng được cải thiện khi tỷ lệ chưa qua đào tạo giảm từ 97,1% năm 2011 xuống còn 90,8% năm 2017.

Phó Viện trưởng Phụ trách IPSARD Trần Công Thắng cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đất nông nghiệp thu hẹp dần đòi hỏi các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn có năng lực, kỹ năng mới hù hợp với nhu cầu của thị trường đang rất bức thiết, nhất là với khu vực ĐBSCL.

Cũng theo ông Thắng, ưu tiên đào tạo các ngành nghề phù hợp với lĩnh vực sản xuất chuyển đổi là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư doanh nghiệp tại các địa phương. Tích cực triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hỗ trợ đầu tư khởi nghiệp đặc biệt cho lao động trẻ.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.