| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng làm việc về công tác chuẩn bị sơ kết thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về ĐBSCL

Thứ Tư 20/02/2019 , 09:05 (GMT+7)

Chiều 19/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các bộ, ngành về công tác chuẩn bị sơ kết thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sau khi các bộ, ngành báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là Nghị quyết được nghiên cứu xây dựng bài bản về quan điểm phát triển, mô hình phát triển và giải pháp cụ thể, được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu xảy ra gay gắt, thì việc sớm sơ kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết là rất cần thiết.

Thủ tướng đánh giá, các bộ, ngành, địa phương có chuyển biến trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, trong đó có các đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và một số lĩnh vực ở vùng ĐBSCL.

Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ ra, vẫn có tình trạng thiếu quyết liệt trong triển khai Nghị quyết, kể cả tư duy và hành động còn nhiều vấn đề đặt ra; thiếu sự chủ động, vận động nhân dân trong thực hiện Nghị quyết.

“Cần đánh giá đầy đủ hơn các chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương trong thực hiện Nghị quyết. Có ngành nào mà từ khi có Nghị quyết chưa tổ chức thực hiện? Có ngành nào chưa đọc đến Nghị quyết để xem trách nhiệm của mình? Tôi thấy có, chứ không phải không có. Tư tưởng xuôi chiều, lãng quên, chấp nhận cái cũ, không chịu đổi mới tư duy là có, trong khi đó nhiều bộ trưởng đang lăn xả vào công việc, xử lý các vấn đề liên quan đến đời sống và phát triển ĐBSCL. Định hướng phát triển và chỉ đạo thực hiện là hết sức quan trọng đối với vùng sông nước nhạy cảm, chịu tác động mạnh mẽ, sâu sắc của biến đổi khí hậu như ĐBSCL”, Thủ tướng nói và yêu cầu, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, có Nghị quyết mà không triển khai.

Thủ tướng yêu cầu thời gian tới cần có chỉ đạo về mặt khoa học công nghệ phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL, từ đó đặt vấn đề tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực có liên quan đến phát triển vùng bền vững, vì mục đích con người và nâng cao mức sống người dân.

Cùng với đó là làm rõ hơn vấn đề nguồn lực cho phát triển ĐBSCL. Ngoài ngân sách Nhà nước, vốn ODA thì cần xã hội hóa theo mô hình hợp tác công-tư (PPP), huy động các loại hình doanh nghiệp. Kịp thời bổ sung nguồn lực cho phát triển cho vùng ĐBSCL trong nguồn vốn dự phòng trung hạn từ nay đến năm 2020. Tập trung phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng thủy lợi và giao thông...

Thủ tướng giao Bộ Tài chính xem xét việc hình thành quỹ cho đầu tư phát triển vùng ĐBSCL phù hợp quy định hiện nay; nghiên cứu đề xuất hình thành cơ quan chỉ đạo điều hành thực hiện Nghị quyết.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại buổi làm việc, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ TN&MT về việc tổ chức “Diễn đàn ĐBSCL năm 2019: Từ chính sách đến thực hiện”, qua đó đẩy nhanh thực hiện Nghị quyết 120. Thủ tướng yêu cầu phải có báo cáo cụ thể, trong đó nêu lên những việc đã làm được, nhấn mạnh tồn tại, khuyết điểm, đặc biệt là các giải pháp sắp tới; phân công nhiệm vụ cụ thể, bao gồm cả việc chỉ đạo và nguồn lực để thực hiện. Cùng với đó là phải có những hoạt động cụ thể trước hội nghị, đặc biệt là các bộ, ngành cần nghiêm túc triển khai nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết.

Thủ tướng đề nghị xem xét thời điểm tổ chức Diễn đàn này trước ngày 20/5, trong đó cần mời các chuyên gia quốc tế, đại diện đến từ các nước có kinh nghiệm trong ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng như Hà Lan.

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm