| Hotline: 0983.970.780

Tin tức 24h hôm nay

Tin tức báo in số 47, ra ngày hôm nay 8/3/2022

Thứ Ba 08/03/2022 , 06:30 (GMT+7)

Dưới đây là tổng hợp những tin tức 24h qua mới và hay nhất sẽ ra trên báo giấy Nông nghiệp Việt Nam số 47 hôm nay 8/3/2022.

Tổng hợp tin tức báo giấy trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số 47 ra ngày 8/3/2022

Tổng hợp tin tức báo giấy trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số 47 ra ngày 8/3/2022

 

Tin tức nổi bật trên số báo hôm nay

- Căng thẳng Nga - Ukraine tác động mạnh tới thị trường phân bón

Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào Nga, Belarus đang đẩy giá nhiều mặt hàng trong chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp tăng phi mã, đặc biệt là phân bón. (trang 2)

- Hàng trăm mã số doanh nghiệp được Trung Quốc cấp mỗi tháng

Văn phòng SPS Việt Nam và các Cục, Vụ chuyên môn của Bộ NN-PTNT cam kết hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt. (trang 13)

- Đừng dại cho người khác mượn đất để làm nhà!

32 năm tranh chấp quyền sử dụng đất, chính quyền mỗi thời kì lại đưa ra một quyết định khác nhau khiến cụ ông 85 tuổi đã gần đất xa trời vẫn phải theo kiện... (trang 14)

- "Cát tặc" hoành hành trên suối Đạ K'Nàng, chính quyền ở đâu?

Thường xuyên có khoảng 20 giàn máy khai thác cát dọc suối Đạ K'Nàng. Có những giàn máy chuyên nạo hút ban đêm nhưng có giàn máy ngang nhiên hoạt động 24/24... (trang 6)

- Hành trình từ xứ sở thần tiên trở về Việt Nam thời chiến: Dù phải bỏ vợ vẫn phải trở về Việt Nam

Khi người Pháp đưa phu người Việt sang Tân đảo làm cho các chủ đồn điền dừa, ca cao hay làm mỏ, lúc đầu họ coi người Việt như những con vật nhưng không thấy ba tôi kể lại chuyện đó bao giờ. Còn má tôi được sinh ra ở trên Tân đảo rồi, sướng từ nhỏ nên không biết khổ là thế nào. (trang 8)

- Mô hình “Con tôm ôm cây lúa” lên tầm cao mới

Thành công lớn nhất của mô hình tôm lúa là thay đổi được tư duy của nông dân từ cái cũ sang cái mới, từ cách làm truyền thống sang sản xuất nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Mô hình tôm lúa còn giúp nông dân sản xuất ra nông sản sạch, thị trường thu mua rộng.

Dù được triển khai áp dụng hơn hai thập kỷ qua, nhưng mô hình tôm - lúa chỉ thực sự hiệu quả khi các công trình thủy lợi đưa vào vận hành gần đây. (trang 7)

- Thuốc bảo vệ thực vật lậu - gióng tiếp hồi chuông cảnh báo: Mỗi lần “đánh” thuốc phải từng thùng phuy

Ở thủ phủ hoa, cây cảnh của huyện Văn Giang (Hưng Yên), thuốc sâu lậu được người dân pha ra, đánh không phải là từng bình mà từng thùng phuy 100 - 200 lít. (trang 15)

- Cà phê Việt Nam, thay đổi chớp thời cơ hay chịu thua?

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam 2021 sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do đại dịch đã dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực, đứt gãy chuỗi cung ứng và do chất lượng nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng tại đây. Dự báo tình hình khó khăn này sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2022 vì vẫn chưa có phương án nào có thể giải quyết triệt để.

Cà phê Việt Nam muốn đi khắp thế giới và chinh phục những thị trường khó tính như EU thì cần có chiến lược khác tinh tế hơn thay vì trồng gì bán nấy. (trang 16)

- Lời giải cho sắn nguyên liệu: 

* Doanh nghiệp chế biến “đói” nguyên liệu: Cùng với bệnh khảm lá sắn ảnh hưởng nặng nề, các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn đang rơi vào cảnh lao đao do "đói" nguyên liệu. (trang 10)

* Kỳ vọng 2 giống sắn kháng bệnh khảm lá: 2 giống sắn đã khẳng định khả năng kháng bệnh khảm lá là HN3 và HN5 đang được nông dân rất nóng lòng chờ đợi nguồn giống để đưa ra sản xuất trên diện rộng. (trang 11)

- Liên kết với doanh nghiệp trồng gai xanh

Việc chuyển đổi các loại cây trồng trên đất dốc kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh theo hướng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, không những tận dụng được tối đa diện tích, phủ xanh đất trống mà đã và đang là hướng đi triển vọng phù hợp trong phát triển nông nghiệp ở xã Phượng Vỹ. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm, thay đổi canh tác nông nghiệp truyền thống tại địa phương, nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp. (trang 13)

Tin tức khác

- Đề nghị Trung Quốc tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

- Khẩn trương đưa người Việt tại Ukraine về nước­­­

- Doanh nghiệp cảnh giác trước chiêu bài lừa đảo nhập khẩu

- Khi nông dân là những chuyên gia dự án VnSAT

- Mùa xuân thăm những vườn cây kiểu mẫuKhu vườn kiểu mẫu ở xóm Gò

- Hải Phòng hội tụ các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch nông thôn

- Nhà văn Mường Mán tung tẩy sắc màu mùa chim gọi cưới

Bạn đọc đặt mua báo giấy của báo Nông nghiệp Việt Nam xin mời đến bưu điện gần nhất hoặc liên hệ với các địa chỉ sau:

Tòa soạn và trị sự: 14 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: 024.38256492 - Fax: 024.38252923

Văn phòng đại diện

CHI NHÁNH TẠI TPHCM

58 Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐT- FAX: (028) 38241341

Email: cnbaonnvn@gmail.com

VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

169 đường 2/4, Vạn Thắng, TP Nha Trang, Khánh Hoà.

ĐT - Fax: (0258) 3818022    

E-mail: nnvn.vpmt@yahoo.com

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐBSCL

Số 5 Nguyễn Văn Cừ - TP Cần Thơ

ĐT: (0292) 3835431

VĂN PHÒNG BẮC TRUNG BỘ

156 đường Đinh Công Tráng – TP Vinh, Nghệ An:

ĐT: (0238) 3832579 - Fax: (0238) 3569129

VĂN PHÒNG ĐÔNG BẮC:

Đường Tỉnh ủy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

ĐT: 0975576886

VĂN PHÒNG KHU VỰC VIỆT BẮC:

465 đường Quang Trung - phường Thịnh Đán - TP. Thái Nguyên

ĐT, Fax: (0208) 3848235

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, khoảng 7.500 tỷ đồng/năm

Trong công văn số 13900/BTC-CST, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mới, kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 1/1/2026.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.