| Hotline: 0983.970.780

TP. HCM trở thành địa phương đầu tiên phủ sóng 5G

Thứ Bảy 21/09/2019 , 21:16 (GMT+7)

Ngày 21/9, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức công bố phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) tại TP.HCM.

Lãnh đạo TP.HCM, Viettel và Nokia nhấn nút phát sóng 5G và hạ tầng IoT tại TP.HCM.

Thiếu tướng Hoàng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Viettel cho biết, sau hơn 3 tháng thực hiện cuộc gọi thử nghiệm đầu tiên trên nền tảng 5G, Viettel chính thức phát sóng mạng 5G ở quy mô thử nghiệm tại TP.HCM, cho phép người dân được trực tiếp trải nghiệm công nghệ 5G.

Cùng với phát sóng 5G, Viettel cũng công bố chính thức đưa vào khai thác 1.000 trạm phát sóng tạo ra vùng phủ kết nối hàng triệu thiết bị IoT hỗ trợ cho mọi hoạt động xã hội như: Giao thông vận tải, điện, nước, ứng dụng và dịch vụ cho người dân tăng mức độ tin cậy, sự tiện dụng và lợi ích kinh tế.

Thiếu tướng Hoàng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Viettel.

Viettel đã hoàn thành việc xây dựng 1.000 trạm NB-IoT phủ sóng 100% TP.HCM. Đồng thời, phủ sóng 5G trên toàn bộ phường 12, quận 10 của thành phố. Như vậy, TP.HCM trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước phủ sóng 5G liền mạch và IoT trên diện rộng.

“Giữ vai trò tiên phong trong chiến lược chuyển đổi số ở Việt Nam, Viettel bày tỏ sự quyết tâm và cam kết đã sẵn sàng để cùng chính quyền, doanh nghiệp và người dân thành phố Hồ Chí Minh triển khai xây dựng nền tảng công nghệ cho đô thị thông minh. Đồng thời, tiên phong mang đến các nền tảng công nghệ số mới nhất, dẫn dắt tạo ra những nền tảng ứng dụng số cho xã hội, và đặc biệt dẫn đầu về việc bảo vệ một không gian số an toàn”, Thiếu tướng Hoàng Sơn khẳng định.

Cùng với Cloud, hệ thống cáp quang rộng khắp, hạ tầng 3G, 4G đã được Viettel đầu tư trước đó, NB-IoT và 5G được chính thức đưa vào khai thác hôm nay là những nền tảng cốt lõi quan trọng cho việc xây dựng xã hội số và nền kinh tế số tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm biểu dương Viettel đã thể hiện được vai trò chủ lực, dẫn dắt, tiên phong trong việc triển khai các công nghệ mới, tạo nên các thị trường mới, mở rộng không gian phát triển cho ngành Viễn thông & CNTT.

“TP.HCM đang đi đầu trong phát triển đô thị thông minh, việc bắt tay với Viettel triển khai sớm hạ tầng ICT tiên tiến nhất thế giới sẽ đảm bảo cung cấp dịch vụ số thuận tiện nhất cho người dân, doanh nghiệp”, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh. 

Trong khuôn khổ lễ công bố, lần đầu tiên người dùng được trải nghiệm nhiều dịch vụ, ứng dụng trên nền 5G.

Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến nhận định, việc công bố phát sóng 5G trên địa bàn TP.HCM là dấu ấn đặc biệt đối với sự phát triển ngành điện tử - công nghệ thông tin của thành phố khi là địa phương đầu tiên cả nước đưa vào thử nghiệm mạng 5G, công nghệ viễn thông hiện đại nhất hiện nay, mở ra cơ hội lớn để phát triển internet vạn vật, kinh tế số. Đây chính là chìa khóa quan trọng, là giải pháp đẩy nhanh sự hoạt động của “Đề án Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh”.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cùng các khách mời nghe giới thiệu về mô hình trung tâm điều hành thành phố thông minh.

Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, TP.HCM đang rất quyết tâm xây dựng đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm. Việc hợp tác với Viettel xây dựng hạ tầng ICT hiện đại và các nền tảng cốt lõi cho xã hội số sẽ giúp TP.HCM hiện thực hóa tầm nhìn và chiến lược này, giữ vững vai trò chủ lực, dẫn đầu cả nước trong việc chuyển đổi số.

Dư kiến, trong tháng 9 này, Viettel sẽ phủ sóng NB-IoT cho 100% địa bàn thủ đô Hà Nội và đã có lộ trình triển khai tiếp tại thành phố Đà Nẵng cũng như mở rộng ra toàn quốc trong 2 năm sắp tới.

Theo công bố của Hiệp hội Di động Thế giới (GSMA), Viettel đang là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công công nghệ 5G. Hiện trên thế giới mới chỉ có khoảng 10 quốc gia thương mại hóa 5G (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Australia, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Na Uy, Nga). Như vậy, với kế hoạch thương mại hóa 5G vào năm 2020, Viettel sẽ đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai 5G.

 

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm