| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Tổng thu ngân sách nhà nước chưa đạt kế hoạch

Thứ Ba 19/09/2023 , 09:24 (GMT+7)

Kỳ họp thứ mười một (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP.HCM khóa X sẽ xem xét, quyết định các nội dung cấp bách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội Thành phố.

Sáng 19/9, kỳ họp thứ mười một (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP.HCM khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Sáng 19/9, kỳ họp thứ mười một (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP.HCM khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Kỳ họp cũng tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và sơ kết giữa nhiệm kỳ hoạt động HĐND TP.HCM Khóa X.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM, tình hình kinh tế - xã hội trong 8 tháng có những chuyển biến tích cực.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp IIP trên địa bàn thành phố tăng 2,8% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 7,6%. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng 11,3%; Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số.

Các dự án trọng điểm, hạ tầng giao thông kết nối quan trọng được tập trung hoàn thiện thủ tục để khởi công xây dựng và khánh thành. Văn hóa - xã hội - du lịch có nhiều hoạt động sôi nổi...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch HĐND TP.HCM nhìn nhận, vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tổng thu ngân sách nhà nước chưa đạt kế hoạch đề ra; tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp; hoạt động xuất nhập khẩu giảm sâu so với cùng kỳ.

"Dự báo trong thời gian tới, nhất là 3 tháng cuối năm, tình hình có nhiều thách thức. Trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, nhu cầu lương thực toàn cầu có xu hướng tăng, vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá thị trường trong nước đang được đặt ra; một số ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực gặp khó khăn do suy giảm tổng cầu bên ngoài, thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp... đã, đang và sẽ tác động bất lợi đến đời sống sinh hoạt của nhân dân và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố", bà Lệ nhìn nhận.

Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo bà Lệ, kỳ họp này sẽ xem xét thông qua các dự thảo Nghị quyết về những nội dung trọng tâm thuộc thẩm quyền HĐND liên quan việc cụ thể hóa Nghị quyết 18 của HĐND TP.HCM triển khai thực hiện Nghị quyết 98 như: việc thành lập Sở An toàn thực phẩm TP.HCM; cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Thủ Đức; danh mục dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng BOT; quy định mức hỗ trợ không hoàn lại từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Thành phố đối với chi phí ươm tạo dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TP.HCM; về quy định trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa có quy mô dưới 500 ha để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, đại biểu HĐND TP.HCM sẽ thảo luận, quyết định thông qua các tờ trình quan trọng, cấp thiết đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - y tế - giáo dục. Đồng thời, HĐND Thành phố sẽ triển khai Kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 đối với người giữ chức vụ do HĐND TP.HCM bầu, nhiệm kỳ 2021-2026.

Kỳ họp này, HĐND TP.HCM sẽ tổ chức tổng kết thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và văn bản chỉ đạo của Hội đồng Dân tộc Quốc hội; sơ kết giữa nhiệm kỳ hoạt động HĐND TP.HCM khóa X.

Qua đó phân tích, tìm ra nguyên nhân những hạn chế, cũng như phát huy những kết quả đã đạt được trong tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp trên địa bàn Thành phố từ đầu nhiệm kỳ đến nay; ghi nhận, khen thưởng, động viên các tập thể có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố trong thời gian tới.

Xem thêm
Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên cố hóa kênh mương để phát huy hệ thống thủy lợi

Nếu kênh mương xập xệ, dù hồ đập có nhiều và hiện đại đến mấy thì hệ thống thủy lợi cũng chẳng thể phát huy hiệu quả.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm