| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi gay gắt về lợi - hại của thủy điện

Thứ Năm 05/11/2020 , 19:24 (GMT+7)

Tại buổi thảo luận trên diễn đàn Quốc hội hôm ngày 5/11, nhiều đại biểu tập trung tranh luận về vấn đề lợi - hại trong đầu tư phát triển đập thủy điện.

Thủy điện Đắk Mi 4 xả nước để phòng lũ. Ảnh: TL.

Thủy điện Đắk Mi 4 xả nước để phòng lũ. Ảnh: TL.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) nêu vấn đề: Ở đâu có nhiều nhà máy thủy điện thì ở đấy gắn liền với việc lũ quét, lũ ống, sạt lở, ngập lụt. Các cụ ngày xưa còn nói câu “tức nước, vỡ bờ”. Chúng ta làm nhiều đập thủy điện thì nó không vỡ đập thủy điện, nhưng sẽ vỡ ở các chỗ khác. Nước dâng cao nó phải tìm đường thoát, tạo ra trái quy luật tự nhiên, nó sẽ gây ra những hậu quả.

Trước đó, tại phiên thảo luận ngày 4/11, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc bày tỏ lo ngại các thủy điện nhỏ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Bởi khi xét về lợi hay hại của hệ thống thủy điện nhỏ, chúng ta mới bàn câu chuyện hôm nay. Nhưng khoảng 40 - 50 năm sau, khi đã hết khấu hao, không còn hiệu quả kinh tế thì những công trình xây ở những nơi rừng sâu nước thẳm này là vấn đề cần quan tâm.

Ông Quốc nhấn mạnh: “Ngay từ bây giờ khi xây dựng thủy điện chúng ta phải nhìn thấy kết cục đó. Chắc chắn nó là di sản mà thế hệ con cháu phải xử lý”.

Vấn đề trên, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cho rằng: Đại biểu Dương Trung Quốc nói “hình như các dự án thủy điện như một quả bom nổ chậm”. Tôi cũng đồng tình chuyện đó. Đây là nhận thức chủ quan về điều kiện khách quan. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cần làm rõ có đúng như vậy không? Nếu đúng là quả bom nổ chậm thì chúng ta phải tháo ngòi nổ đó. Mìn, bom ở Biển Đông chúng ta còn tháo được, trên rừng núi chúng ta có thể tháo được. Nhưng tôi nghĩ cũng không đến mức độ như quả bom nổ chậm. Nếu đúng quả bom nổ chậm thì nguy hiểm quá. Chúng tôi đề nghị là Bộ Công thương kiểm soát chặt chẽ điều đó.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng: “Nói đến thủy điện, tôi nghĩ rằng các nhà chuyên môn phải nghĩ đến thủy công, thủy lực, tổ chức dòng chảy, phân nước để tránh thiệt hại cho nhân dân”. Đáng tiếc rằng một số chủ nhà máy điện đã lạm dụng quy trình đấy để trục lợi thông qua phá rừng, để lấy nguồn gỗ quý của rừng tự nhiên, đó là điều đáng lên án.

Đại biểu tỉnh Cà Mau cũng nhận định, nếu như nói đến vai trò thủy điện, cộng với thủy lợi thì chúng ta phải thấy được mặt tích cực của nó.

“Tôi nghĩ rằng đánh giá thì phải xem xét cho khách quan cả nhiều chiều và thấy được rằng con người chính là chủ thể vi phạm pháp luật, do lợi ích nhóm gây ra, mà chúng ta xử là xử động cơ mục đích của họ”.

Trả lời băn khoăn của đại biểu Dương Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết: Các thủy điện nhỏ mà đã hết khấu hao, hết vòng đời của dự án, theo Điều 118 và Điều 127 của Bộ luật Xây dựng cũng như là Nghị định 46 liên quan đến Luật Điện lực hướng dẫn: "Khi các dự án thủy điện mà hết vòng đời của dự án thì phải thực hiện những yêu cầu của luật định”.

Trong đó báo cáo về đánh giá chất lượng của các hồ đập cũng như các hướng sử dụng hoặc là tháo dỡ. Đồng thời, có yêu cầu chủ đầu tư chịu trách nhiệm tháo dỡ và cả các phương án báo cáo các cấp có thẩm quyền.

  • Tags:
Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Lãng phí tài sản công, dân Hà Tĩnh vẫn khát nước sạch: [Bài 3] Công trình cấp nước tập trung phải giao đơn vị có chuyên môn quản lý

Hà Tĩnh Quy mô đầu tư xây dựng chưa sát thực tế, giao đơn vị thiếu chuyên môn quản lý, vận hành là những nguyên nhân chính khiến nhiều công trình cấp nước tập trung ‘chết yểu’.