5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Doãn Trí Tuệ - Thứ Sáu, 26/04/2024 , 08:20 (GMT+7)

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Đề án tổ chức sản xuất vụ hè thu 2024 ở Nghệ An đã được Sở NN-PTNT tỉnh này triển khai để các địa phương thực hiện.

Vụ sản xuất hè thu năm nay Nghệ An đặt mục tiêu phấn đấu gieo cấy 56.900ha lúa, năng suất bình quân 51 tạ/ha, sản lượng 290.190 tấn. Ngoài ra, còn gieo trồng 12.000ha ngô, trong đó có 3000ha ngô sinh khối; 680ha lạc; 2200ha đậu đỗ các loại; 2.600ha vừng và 11.400ha rau màu khác. So với vụ hè thu 2023, diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng cơ bản không tăng hơn do nguy cơ nắng nóng và hạn hán trong vụ sản xuất này có thể xẩy ra nghiêm trọng hơn.

Mực nước nhiều hồ chứa ở Nghệ An rất thấp trước thềm vụ hè thu 2024. Ảnh: Hoàng Trinh.

Nguy cơ nắng nóng và hạn hán rất nghiêm trọng

Từ trước lại nay chưa bao giờ ở Nghệ An đang trong tháng 3, chưa sang mùa hè mà nắng nóng đã lên trên 41 độ C ở các huyện Tương Dương, Nghĩa Đàn, Đô Lương…, trời không có mưa kéo dài suốt từ đầu năm lại nay.

Theo dự báo của Đài Khí tượng – Thủy văn Khu vực Bắc miền Trung, từ tháng 5 đến tháng 7 nắng nóng sẽ xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN), cường độ nắng nóng xẩy ra gay gắt, nhiệt độ không khí từ tháng 3 đến tháng 9 cao hơn TBNN cùng kỳ từ 1 – 1,5 độ C. Trong đó, nhiệt độ các tháng 5, 6, 7 ở Nghệ Tĩnh nói chung, Nghệ An nói riêng còn cao hơn TBNN trên 1,5 độ C do ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) hoạt động mạnh.

Lượng mưa từ tháng 3 đến tháng 6 và tháng 7 thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 10 – 20%. Trong khi đó, nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (SXNN) ở 1.061 hồ đập lớn nhỏ trong tỉnh tính đến cuối tháng 4/2024 cho thấy: Số hồ đập do các công ty TNHH thuỷ lợi quản lý có 103 hồ, trong số này chỉ có 8 hồ còn đầy nước, chiếm 7,7%. Có 76 hồ dung tích nước hiện có chỉ ở mức từ 50 – 70% so với dung tích thiết kế và 19 hồ còn lại cơ bản khô cạn.

Số hồ đập do các địa phương quản lý có 958 hồ. Trong số này hiện có 186 hồ đầy nước, chiếm tỷ lệ 19,41%; có 537 hồ dung tích nước hiện có đạt từ 50 – 70% so với dung tích thiết kế, chiếm tỷ lệ 56,05%. Còn lại 235 hồ dung tích nước hiện có ở mức dưới 50% đến 20% so với thiế kế.

Việc lấy nước sản xuất vụ hè thu ở Nghệ An thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh: Hải Đăng.

Hồ thủy điện Bản Vẽ ở thượng nguồn sông Lam là hồ chứa lớn nhất khu vực miền Trung với dung tích thiết kế lên đến 1,83 tỉ m3 nước, hiện nước trong hồ chỉ có 1,43 tỉ m3, đạt 78,2% so với dung tích thiết kế.

Lưu lượng dòng chảy ở các con sông lớn như sông Lam, sông Con, sông Hiếu… xuống thấp chưa từng có. Sông Lam phục vụ nước tưới cho 19.000ha lúa ở các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh và thị xã Cửa Lò đang có nguy cơ cạn kiệt.

Những hiện tượng thời tiết nói trên, cùng với thực tế về nguồn nước tưới hiện có ở các hồ đập, sông suối… cảnh báo trước về nắng nóng, hạn hán sẽ xảy ra rất nghiêm trọng đối với vụ sản xuất hè thu và cả vụ mùa sắp tới. Vì vậy, tất cả các cơ sở sản xuất và bà con nông dân cần chủ động có biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra.

Các biện pháp chủ yếu cần được áp dụng

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa, nhiều địa phương ở Nghệ An sẽ bước vào vụ thu hoạch lúa xuân, sau đó tiến hành gieo cấy ngay lúa hè thu. Nhưng vụ sản xuất hè thu năm nay đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra. Vì vậy, các địa phương và bà con nông dân cần thực hiện tốt mấy biện pháp sau đây:

Những vùng khó khăn về nước tưới cần mạnh dạn chuyển đổi sang cây trồng cạn trong vụ hè thu. 

Thứ nhất: Theo báo cáo sơ bộ của các huyện, thành, thị, vụ hè thu năm nay, bước đầu toàn tỉnh có 4.265ha gieo cấy lúa có nguy cơ bị hạn nặng, không có đủ nguồn nước tưới phải chuyển đổi sang cây trồng khác. Con số này còn có thể nhiều hơn vì khả năng nắng nóng và hạn hán còn kéo dài, mức độ còn nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, các địa phương, nhất là các vùng cao cưỡng, vùng cuối kênh, vùng bơm điện dọc các con sông và vùng tưới nước các hồ đập hiện đã cạn gần xuống đáy… nên chủ động tính toán, cân đối khả năng nguồn nước tưới có đảm bảo suốt cả vụ sản xuất hay không? Nếu không đảm bảo đủ nguồn nước tưới thì sớm chủ động chuyển nhanh sang gieo trồng các cây trồng ngắn ngày, chịu hạn như ngô sinh khối, khoai lang, lạc, vừng, đậu đỗ các loại và các cây rau màu khác.

Thứ hai: Chỉ nên gieo cấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 100 ngày trở xuống như: Khang dân đột biến, Khang dân 18, TBR 97, PC6, HN6, SV181, Việt Lai 20… Các giống lúa này vừa cho năng suất khá cao, vừa ngắn ngày, cho thu hoạch sớm để né tránh mưa, lụt, bão cuối vụ, vừa có thời gian sử dụng nước tưới ít hơn.

Thứ ba: Tất cả các địa phương và bà con nông dân tuyệt đối không nên tháo nước khô cạn trong ruộng trước khi gặt lúa xuân… Phải giữ lại nước để thu hoạch xong lúa xuân sẽ làm đất gieo cấy ngay lúa hè thu kịp thời vụ.

Thứ tư: Gieo cấy sớm, nhanh, nên gieo mạ để cấy, hạn chế gieo sạ trong vụ sản xuất hè thu. Cụ thể, nên gieo cấy xong trước ngày 10 tháng 6 để thu hoạch xong cơ bản trước ngày 5/9, chậm nhất không sau ngày 10/9 nhằm né mùa mưa, bão lụt thường xẩy ra ở Nghệ An từ sau ngày 10/9 trở đi.

Nông dân không nên tháo cạn nước ruộng trước khi thu hoạch lúa đông xuân để tận dụng nguồn nước có sẵn. Ảnh: Bá Phương.

Nên gieo mạ, gieo trước khi gặt lúa xuân 8 – 10 ngày để cấy. Làm được như vậy sẽ giúp đẩy thời gian sinh trưởng của cây lúa về trước, rút ngắn thời gian sinh trưởng để cho thu hoạch sớm trước khi mùa mưa bão xẩy ra.

Hạn chế gieo sạ (gieo thẳng) vì gieo sạ nhất thiết phải tháo nước trong ruộng khô cạn trước khi gieo. Làm như thế sẽ gây lãng phí nước, trong khi đang phải vất vả tạo nguồn nước chống hạn. Khác với các tỉnh miền Bắc, mùa nắng nóng ở Nghệ An còn có thêm gió Tây Nam (gió Lào) khiến nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí rất thấp, lượng nước bốc hơi mạnh nên dễ xẩy ra hạn hán nghiêm trọng. Vùng nào thường gieo sạ lúa trong vụ này đều phải thu hoạch muộn hơn gieo mạ để cấy từ 8 – 10 ngày, rất dễ gặp phải mưa bão gây ngập úng nặng khi thu hoạch.

Thứ năm: Chủ động phòng chống sâu bệnh và chuột. Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Nghệ An, vụ hè thu 2024 khả năng sẽ xuất hiện nhiều đối tượng gây hại như chuột, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn… Các cơ sở sản xuất và bà con nông dân cần có kế hoạch tổ chức diệt chuột, phát hiện sớm các loại sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của chuyên ngành BVTV từ tỉnh xuống huyện, thành, thị.

Doãn Trí Tuệ
Tin khác
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.