Ao quê

Đặng Quỳnh Lê - Thứ Tư, 07/12/2022 , 06:05 (GMT+7)

Bởi vì người đông, đất ruộng đã hiếm, xưa gia đình nào giàu có mới có thể có ao. Và ao với công dụng nuôi cá sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho gia đình.

Hình ảnh về một ngôi làng xưa của người Việt điển hình là “cây đa-giếng nước-sân đình”. Nó ăn sâu bám rễ vào tâm thức văn hóa của mỗi người. Tuy nhiên việc đơn giản hóa ngôi làng như vậy vô tình chúng ta quên đi một số thứ quan trọng khác, ví như cái ao. Ao vô cùng quan với người nông dân và những hình thức sinh hoạt xung quoanh gắn liền với ao làm nên một lối sinh hoạt độc đáo của người Việt.

Hình ảnh người nông dân xưa đang làm việc dưới ao.

Sử sách không ghi chép rõ về lịch sử hình thành của cái ao, nhưng hẳn cái ao đã có lịch sử lâu đời gắn liền với sự hình thành của văn hóa lúa nước và cộng đồng dân cư người Việt từ rất sớm. Những ghi chép sớm nhất là ở sách "Đại Việt sử ký toàn thư", vào năm 1281, tướng Trần Nhật Duật đã xin vua Trần cho một người Man được trông coi ao cá của hoàng gia.

Ao theo từ điển định nghĩa là vũng, khoảnh đất lõm sâu có nước. Từ ao xuất hiện trong từ ghép ao-chuôm, chuôm là cái ao ở giữa đồng. Ao khác với đìa, đìa nhỏ hơn, thường là vũng nước nằm dưới cống do lâu ngày nước chảy xói mòn đất nơi đó, tạo thành vũng sâu, cá tôm từ đồng ruộng thường chạy vào, ở nông thôn người dân thường tát đìa để bắt cá. To hơn ao là đầm, bàu; đầm hay bàu là vũng nước rất lớn, thời bao cấp do hợp tác xã sở hữu, có nhiều nơi có đầm nuôi sen, nuôi cá; có nơi đến mùa thì tháo nước cạn cho người dân trong xã bắt cá.

Có nhiều cách để tạo thành ao, có cái hình thành tự nhiên, ví như nơi những con kênh không chảy nữa. Hoặc do nhân tạo, người dân tự đào đất ruộng của mình thành ao, hoặc đào đất đắp đê, hoặc có nơi đào đất để làm nền nhà.

Ao quê có một vai trò quan trọng trong làng. Làng xưa khá độc lập cả về biên giới cũng như hành chính, đến nỗi có câu là “phép vua thua lệ làng”. Làng như thời Pháp thuộc (thế kỉ 19) thường được mô tả được bao bọc bằng một lũy tre dày đặc tạo thành lũy chắc chắn, bên ngoài người ta đào ao bao quoanh tạo ra một cái hào bảo vệ.

Có thể thấy rõ điều đó ở những mô tả về căn cứ Ba Đình trong cuộc Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887). Nhưng cũng có nhiều ao bên trong làng. Hệ thống lũy tre, hào bên ngoài, cổng làng kết nối với con đường độc đạo và cả những cái ao bên trong, nằm trong một hệ thống vững chắc để bảo vệ ngôi làng khỏi cướp bóc hoặc bất kì sự xâm nhập nào từ bên ngoài.

Ao có thể là ao chung của cả làng hoặc ao riêng từng hộ dân. Đối với một gia đình, giống như việc sở hữu một ngôi nhà lớn, tiêu chuẩn của sự khá giả là có một cái ao cạnh nhà. Ao cạnh nhà dễ trông nom, thuận tiện cho mọi việc liên quan, ở Bắc bộ ao thường trước hay sau nhà, có người ta gọi là ao liền thổ.

Dân gian có câu ca dao mô tả về một gia đình giàu có là: “Nhà tao chín đụn, mười trâu, Lại thêm ao cá bắc cầu rửa chân”. Trong câu chuyện Thằng Bờm, Phú ông khoe rằng, nhà ông ta có “ao sâu cá mè”.

Bởi vì người đông, đất ruộng đã hiếm, xưa gia đình nào giàu có mới có thể có ao. Và ao với công dụng nuôi cá, sẽ cung cấp nguồn thức ăn đa dạng cho gia đình, đó là các loại cá, tôm tép, ốc, trai. Mỗi khi nhà có khách, hoặc nhà hết thức ăn, thì chỉ cần vài dụng cụ đơn giản như nơm, câu, vó, rứa, thậm chí mò bằng tay thì người ta có thể bắt cá tôm dưới ao.

Vào thế kỉ 19, ngay cả một vị quan từng làm chức quan rất lớn là chức Án Sát như Nguyễn Khuyến khi cáo lão về quê của ông ở làng Yên Đổ (Hà Nam) thường làm thơ có hình ảnh ao cá. “Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá” (Bạn đến chơi nhà); “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Thu ẩm) hẳn phần nào phản ánh điều đó.

Nhưng câu hỏi ở đây là người dân có ao sẽ lấy cá giống ở đâu? Chúng ta thử tìm hiểu về thành ngữ “nhất thả cá, nhì gá bạc”, thả cá ở đây không phải là nuôi cá thịt hay như diễn giải một số nguồn cho rằng “thả cá” liên quan tới việc đánh bạc, đá gà, mà nói tới nghề vớt cá bột của người dân ở các làng ven sông Hồng, như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Nam, Hải Dương, vốn có lịch sử hàng thế kỉ.

Xưa để vớt cá bột ở sông, người dân ở đây thường dựa vào kinh nghiệm thời tiết để phán đoán nước lũ về để đánh bắt. Sau đó phân loại ra, và nuôi trong ao một thời gian rồi mang đi bán. Ví dụ như làng Yên Sở (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) đến nay người dân vẫn còn lưu hành câu thành ngữ và tiếp tục nghề nuôi cá giống của cha ông. Công việc đã và đang đem lại cho họ cuộc sống sung túc như câu thành ngữ mô tả.

Ao có bờ ao, người dân có thể trồng các loại rau củ trên đó, sẵn có nước tưới và được rào giậu dễ dàng, nên lại là nguồn cung cấp rau xanh quan trọng. Ao có công dụng thả bèo nuôi lợn, khi vét ao lấy bùn bón ruộng hay vườn, đôi khi có hạn ao trở thành nguồn nước để tưới ruộng.

Chỉ cần với những chiếc cọc tre và tấm ván gỗ, người ta có thể làm thành cái cầu, nhà có điều kiện thì xây bậc tam cấp dẫn xuống ao, để giặt giũ, tắm táp ở đó. Có thể nói khi sản xuất nông nghiệp thì cái ao rất quan trọng, ví như đi cày bừa về, thì người, trâu bò, vật dụng đều cần có nơi để rửa ráy cho thuận tiện.

Nước ao không dùng để ăn, cùng lắm thì chỉ để vo gạo nước một, nước ăn lấy ở giếng. Ở những làng nghề, như nghề làm giấy, người ta cần phải có một cái ao vì nghề làm giấy cần rất nhiều nước để ngâm, đãi, nấu dó.

Những người làm nghề giấy dó xưa đang làm việc, ảnh chụp ở miền Bắc.

Cái ao trong lời ăn tiếng nói hay trong sách vở hiện nay thường mang ý nghĩa tiêu cực, gắn với đặc tính đóng kín và bảo thủ. Ví như người ta thường nói là giải bóng đá “ao làng”, nghĩa là giải bóng đá có chất lượng thấp, nhiều tranh cãi về trọng tài. Hoặc như câu “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” cũng bị phê phán là bằng lòng với cuộc sống nghèo nàn.

Điều đó không hẳn sai, nhưng cái ao làng hay cái ao của người Việt thực tế nó mang tính chất cộng đồng, mở chứ không hề khép kín. Người dân sống quần cư với nhau, chia sẻ với nhau, từ việc giặt giũ, rửa nhờ, xin rau củ trên ao, nhiều nơi còn cho trâu đằm. Ngày xưa mỗi khi ao nhà nào tát, bắt cá xong, họ vẫn không bắt bằng hết mà vẫn trừ phần cho người làng, trẻ con bắt những con cá sót lại, gọi là bắt hôi, hành động ấy quả thực rất đẹp.

Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lâu đời, chú trọng về sự trồng lúa nên khi nào cũng tiếp xúc với hai yếu tố lớn là đất và nước. Ngoài ra nghề trồng lúa, người dân còn nhờ vào ngư nghiệp để sinh hoạt, như việc bắt cá ở đồng ruộng, ao hồ. Một mặt cái ao đáp ứng được những nhu cầu cho cả hai việc trồng lúa và ngư nghiệp, mặt khác nó còn tối quan trọng trong sinh hoạt thường nhật của một gia đình hay cư dân làng, tạo thành nét độc đáo cho văn hóa làng xã Việt Nam.

---------------

Nguồn tham khảo:

Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2013.

Việt Nam tự điển, quyển thượng, Nhà sách Khai trí, 1970.

Đại Nam quấc âm vị tự, Nhà in Văn Hữu, 1974.

Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2020.

Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, NXB Trẻ, 2015.

Việt Nam văn hóa sử cương, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1992.

Đặng Quỳnh Lê
Tin khác
Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.

Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trên bia đá đền thờ tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm có tuổi đời gần 600 năm ghi dấu ấn tinh hoa làng nghề và những điều răn dạy con cháu giữ nghiêm phép nghề.

'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc
'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc

Nội dung của 'Hưng Hóa kí lược' có 12 đề mục, bao gồm đầy đủ nội dung truyền thống của một cuốn địa chí.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn với chùm thơ về vẻ đẹp đô thị năng động và bao dung, đã được trao giải nhất cuộc thi thơ ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’ năm 2024.

Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh

Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.

Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái
Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái

Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.

Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm
Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm

Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.

Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia
Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia

Học giả Nguyễn Đình Tư ở tuổi 104 được trao giải A của Giải thưởng sách quốc gia 2024 với công trình nghiên cứu về lịch sử đô thị phương Nam.

Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.