'Ba Đồn mạn thuật', trầm tích dưới lớp vỏ ngôn từ

Nguyễn Thành Phong - Thứ Sáu, 27/05/2022 , 07:16 (GMT+7)

Đấy là cuốn dư địa chí 'tung hoành trong sáng tạo', nặng như gạch xây, hay 'tác phẩm cuối cùng của đời mình', theo lời nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập tại lễ ra mắt sách 'Ba Đồn mạn thuật'.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập tại lễ ra mắt sách "Ba Đồn mạn thuật".

Nhà văn Nguyễn Quang Lập vừa gây bất ngờ với văn giới và bạn đọc thân thiết khi ra mắt một tác phẩm mới, mà ông cho là cuối cùng của đời mình. Đấy là cuốn dư địa chí, nặng như gạch xây, khổ rộng 19x27cm, dày trên 600 trang, mang tên "Ba Đồn mạn thuật". Ông đã tập trung trong 451 ngày dành cho việc viết, thêm 50 ngày tự hiệu đính, tổng cộng là 500 ngày, để hoàn thành cuốn sách.

Trước nay, Nguyễn Quang Lập tung hoành trong sáng tạo, lấy hư cấu phóng túng làm nên hấp dẫn trong các tác phẩm văn học và kịch bản của mình. Với "Ba Đồn mạn thuật", là thể loại khảo cứu, phi hư cấu, mà tác giả vẫn tung hoành, vẫn tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ, thì đúng là một bất ngờ rất lớn.

Đọc “Ba Đồn mạn thuật”, nhà văn chuyên viết về nông thôn Hoàng Minh Tường thốt lên: “Bằng cuốn sách này, phải phong tặng Nguyễn Quang Lập danh hiệu Giáo sư, Tiến sĩ”. Một vị giáo sư, tiến sỹ thật sự, là ông Trần Ngọc Vương, cũng là người ở vùng Ba Đồn, nói: “Công trình này ngang tầm cỡ kết quả tâm huyết của một viện nghiên cứu uy tín, phải thực hiện không dưới 10 năm, kinh phí vài chục tỉ đồng”.

Ba Đồn là quê Nguyễn Quang Lập, ban đầu là một cái làng cổ, tên là Phan Long, lập nên từ thời Hậu Lê, ở bờ bắc sông Gianh, với những thời đoạn lịch sử nhiều biến cải, xung đột, chiến tranh, chia cắt từ thời Tiền Lê, Hậu Lý, nhà Trần cho đến thời Hậu Lê và Trịnh - Nguyễn phân tranh thành hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài...

 

Do nằm ở một vị trí đặc biệt trên đường thiên lý Bắc Nam nước Việt, lại nhận lấy nhiều tác động của những biến thiên, mà Ba Đồn trở nên nổi tiếng. Ngoài ra, còn có những cái duyên ngầm, duyên thầm để Ba Đồn vượt lên trong sự biết đến của cả nước so với các làng thôn khác, cũng dày dặn lịch sử và văn hóa, ở cùng trong vùng.

Tuy vậy, với rất nhiều người, Ba Đồn mới chỉ là một cái tên, như là một “cái vỏ” ngoài thôi. Đọc "Ba Đồn mạn thuật" là chầm chậm đi vào từng lớp từng lớp “cái ruột” phong phú và lý thú của địa danh Ba Đồn.

Trong "Ba Đồn mạn thuật", Nguyễn Quang Lập bắt đầu bằng khảo cứu vùng đất phía bắc châu Bố Chính xưa, trước thuộc nước Lâm Ấp, rồi thành cương vực nơi biên tái nước ta từ khi Lê Đại Hành tiến hành công cuộc bình Chiêm (982), Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đi mở cõi (1069) và Lê Thánh Tông làm cuộc di dân vào đây cuối thế kỷ 15.

Quá trình làng Phan Long được lập nên, rồi nổi tiếng với chợ Ba Đồn, thành phủ lỵ Quảng Trạch, lên thị tứ, thị trấn và thành thị xã như ngày nay, với mọi lĩnh vực, từ lịch sử, địa thế, đất đai, phong thủy, thời tiết cho đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lời ăn tiếng hát, sản vật và từ vựng, sự tích cùng giai thoại, những ngóc ngách con sông, hồ đập, cánh đồng, nước lên, cá xuống... Tóm lại là vô cùng phong nhiêu, hiện ra dưới sức tả sức kể thanh thoát và hấp dẫn của văn Nguyễn Quang Lập. Rồi bên cạnh đấy là những phụ họa từ tư liệu, hình ảnh, tranh vẽ, trích dẫn từ sách báo và lời kể đế vào rất hợp mạch sách của bao nhiêu người khác nữa...

Với "Ba Đồn mạn thuật", Nguyễn Quang Lập hiện ra như một nhà văn hóa có tầm cỡ lớn, một nhà "Ba Đồn học". Ông dẫn ta đi giữa mênh mang đất và người, xưa và nay, bề mặt và chiều sâu... mà vẫn mạch lạc, chi tiết, duyên dáng, làm chủ, tự tại...

Với "Ba Đồn mạn thuật", Nguyễn Quang Lập hiện ra như một kết nối những tấm tình với quê hương của nhiều người con Ba Đồn. Cuốn sách mang tên tác giả là ông, nhưng ở đó có sự góp sức, vun đắp của rất nhiều người, của bạn bè ông ở khắp nơi, đã sẵn lòng hào hiệp cùng ông trong săn tìm tư liệu, chia sẻ cảm xúc, hỗ trợ tinh thần và trợ giúp vật chất cho cả quá trình từ lúc có ý tưởng, trong quá trình thực hiện và đến bây giờ là lan tỏa…

Hôm ra mắt sách tại Ba Đồn, có một vị cao niên rất được tưởng thượng, đã rưng rưng phát biểu: “Ba Đồn thời nay có hai điều đại may mắn. Một là có doanh nhân bỏ tiền ra dựng lại đình làng Phan Long cho cháu con xum vầy, cho khí thiêng tụ về. Hai là có nhà văn viết cuốn mạn thuật này để lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa phi vật thể, theo đó mà còn mãi với mai sau”.

Cũng hôm ra mắt sách ấy, tôi đã thấy rất nhiều người trẻ tuổi và đẹp đẽ, nâng niu cuốn sách trên tay, như một cơ hội quý báu để hiểu thêm, hiểu sâu sắc và nhân lên tình yêu, sự gắn bó với mảnh đất đã sinh ra mình, mảnh đất mình đang sống và đang hy vọng phát triển. Và tôi càng mong muốn “Ba Đồn mạn thuật” sẽ sớm được nhân ra nhiều hơn để đi đến với nhiều con người ở nhiều vùng đất khác nữa…

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.

Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

NNVN

Empty

Empty

Nguyễn Thành Phong
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ10

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.