Bát nháo đồ thờ

HOÀNG TUẤN CAN - Thứ Hai, 18/07/2022 , 10:03 (GMT+7)

Những gì cha ông tạo tác xưa kia tinh tế, chuẩn mực, có giá trị nghệ thuật và sức sống vững bền bao nhiêu thì ngày nay sống sít, thô thiển, non kém… bấy nhiêu.

Một bàn thờ cổ. Hình khoanh vòng là mặt hổ phù mà giờ đa số bỏ, thay vào đó là hoạ tiết bông hoa.

Một bàn thờ cổ. Hình khoanh vòng là mặt hổ phù mà giờ đa số bỏ, thay vào đó là hoạ tiết bông hoa.

Nhiều người nhắn hỏi tôi về cách làm đồ thờ, rồi bài trí ra sao cho đẹp và chuẩn mực. Câu hỏi vừa dễ vừa khó trả lời.

Sau đây tôi chỉ xin khái quát một vài nét về tình hình chung hiện nay. Qua đó mọi người có thể thấy cái khó của việc đi đặt làm đồ thờ hiện nay như thế nào.

Người Việt coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Quan sát đồ tế khí như bàn thờ, hương án, ngai ỷ, tam sơn, mâm bồng, hoành phi câu đối… các cụ xưa để lại, chúng ta có thể rút ra nhận xét chung: tất cả được tạo tác rất cẩn thận và hầu như đều là đồ tinh phẩm. Mỗi một đồ tế khí giống như một tác phẩm nghệ thuật. Dù đơn giản hay cầu kỳ tất cả đều rất ưa nhìn và có thể nói là không chê được điểm nào (cha ông ta xưa kia tập trung cao nhất trí tuệ vật lực cho đồ thờ).

Thế nhưng tinh hoa di sản đã từng được cha ông kế thừa và phát triển trải qua cả ngàn năm ấy bỗng dưng lụi tàn. Qua các mốc thời gian sau năm 1945, sau 1954, sau 1975, 1985 rồi… cho đến nay, sự lụi tàn, lao dốc ấy ngày càng thảm hại. Từ "tam sao thất bản", "dĩ hư truyền hư", đến lao xuống vực. Nếu như trước đây, nghệ thuật tạo tác đồ tế khí kế thừa và phát triển theo kiểu đường xoáy ốc thì chỉ trong vòng mấy chục năm qua, nó đã bị đứt gãy hoàn toàn. Thế hệ cháu con hầu như đã đoạn tuyệt, vứt bỏ tinh hoa truyền thống ngàn năm để khai sinh một thứ “nghệ thuật” sống sượng, thô kệch, thậm chí là vô văn hóa chưa từng có. Đáng chú ý, những người thiết kế và trực tiếp đục chạm này phần lớn đều là dân ở các làng nghề làm đồ thờ chuyên nghiệp.

Về kích thước kiểu dáng

Bàn thờ xưa dù cầu kỳ hay đơn giản đều có tỉ lệ cân đối, thanh thoát, tạo nên vẻ sang trọng đẹp mắt. Ngày nay bàn thờ thô kệch nặng nề, chân vai, khung đố quá to dày; sập không ra sập, bàn không ra bàn, bệ không ra bệ; Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, mà Ta cũng chẳng ra Ta…

Kích thước chân bàn to quá cỡ, đến mức vô lý.

Kích thước chân bàn to quá cỡ, đến mức vô lý.

Kích thước chân bàn và đố do ông thợ mộc vẽ ra sao cho thật to, đục chạm sao cho thật chi chít để tính tiền gỗ và tiền công sao cho nhiều. Thậm chí nhiều cái chân bàn thờ được thiết kế to quá cỡ, đến mức vô lý. Hỏi ra mới biết là do ông thầy cúng phán rằng cái tuổi của gia chủ khi làm bàn thờ cho tổ tiên thì cái chân bàn nó phải to cỡ như vậy! Cả chủ nhân thích to nhiều gỗ để thể hiện sự giàu có và uy quyền (nhồi nhét gỗ thưng kín cả hậu cung).

Họa tiết hoa văn

Đã gọi là nghệ thuật thì phải cao hơn hiện thực. Đặc biệt, tổ tiên thần thánh được quan niệm là bậc siêu phàm nên hoa văn họa tiết điêu khắc càng được người xưa cách điệu hóa rất cao.

Thế nhưng, ngày nay người làm đồ thờ đục chạm sao chép rất vô lối, bát nháo. Họ sao chép cả mẫu hoa văn họa tiết của bàn ghế giường tủ, đồ gia dụng, hoặc bê các mẫu hoa lá ngoài thiên nhiên áp vào đồ thờ một cách sống sượng.

Họa tiết sống sượng, rườm rà.

Họa tiết sống sượng, rườm rà.

Cùng một cái bàn thờ mà chỗ thì triện cổ, trúc đào hóa long lối cổ, chỗ thì hoa lá cành, chim chóc tả thực đến từng cái gân lá, cánh hoa, lông chim…, trông rất sống sượng. Lại sẵn công nghệ chạm đục bằng máy nên người ta lạm dụng đục chi chít các loại hoa văn, các phong cách đá nhau đã rối càng thêm rườm rà.

Đa số bàn thờ không có mặt hổ phù. Mặt hổ phù là họa tiết chính được bố trí ở chính giữa phần hoa văn mặt trước của bàn thờ và hai bên hông bàn như một điểm nhấn. Về công năng, mặt hổ phù có tác dụng trấn át, tiêu diệt tà khí ma quỷ xâm phạm, giữ yên cho các cụ ngự trên bàn thờ (ngày nay họ thay bằng vài họa tiết hoặc bông hoa).

Màu sơn

Hầu như 100% các đồ tế khí xưa kia đều được các cụ sơn son thếp vàng, hoặc sơn son, sơn then đen đỏ, tạo nên vẻ uy nghi, sang trọng và thành kính cho không gian thờ cúng, tâm linh.

Đồ tế khí và đồ gia dụng vì thế khác hẳn nhau. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, người ta dùng sơn PU màu vàng hay cánh gián phủ một màu bóng nhẫy từ hoành phi câu đối, bàn thờ đến ngai ỷ. Thành ra đồ tế khí mà chẳng khác gì chất liệu màu sắc của cột kèo, bàn ghế giường tủ, các đồ gia dụng bằng gỗ trong nhà.

Một số người có tiền cũng sơn thếp nhưng chủ yếu là vàng pha, vàng Đài Loan hoặc nhũ vàng, giả vàng, đỏ chói, vàng chóe rất lòe loẹt, chối mắt…

Chật kín, rối tinh rối mù, sai hết về quy chuẩn hoa văn và cả màu sơn. Đồ tế khí lẫn lộn với màu sắc cột xà nhà và bàn ghế đồ gia dụng.

Chật kín, rối tinh rối mù, sai hết về quy chuẩn hoa văn và cả màu sơn. Đồ tế khí lẫn lộn với màu sắc cột xà nhà và bàn ghế đồ gia dụng.

Đồ thờ

Các cụ xưa kết hợp chặt chẽ hoàn hảo về phong thủy (công năng và thẩm mỹ) kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong thiết kế, trang trí đồ thờ. Trong đó mộc là chủ đạo, như ngai khám thờ bài vị, ống hương, ống hoa, giá gương, tam ngũ sơn, mâm xà, mâm bồng, đài rượu... Còn kim và thổ vì lạnh và thuộc âm nên chỉ là bát hương, lư hương và có thể cả chân đèn (vì những thứ này phải là vật liệu chịu lửa và đã được đốt nóng lên bởi lửa).

Thế nhưng ngày nay gia chủ phó mặc cho thợ mộc, hay thầy cúng tự tiện sáng tác bày đặt vô tội vạ. Hoặc quá nhiều đồ gốm men trắng toát hoặc quá nhiều đồ đồng vàng chóe. Thậm chí gọi là đồng nhưng thực chất là đồng pha hay hợp kim giả đồng trông rất rẻ tiền (âm, lạnh).

Trang trí sắp đặt

Xưa các cụ sắp đặt đồ tế khí theo lề lối truyền thống đã thành kinh điển. Ngày nay người ta trang trí sắp đặt theo cảm tính, không có kiến thức về văn hóa truyền thống mà tự ý vẽ vời, bắt chước, thậm chí là đua đòi theo trào lưu.

Bàn thờ sai về quy cách, màu sơn. Các đồ tế khí chỉ có kim và thổ (âm lạnh), đặc biệt đôi lộc bình quá to cao o ép lấn lướt hai bên bàn thờ.

Bàn thờ sai về quy cách, màu sơn. Các đồ tế khí chỉ có kim và thổ (âm lạnh), đặc biệt đôi lộc bình quá to cao o ép lấn lướt hai bên bàn thờ.

Có những thứ xuất hiện như một thảm họa về nhận thức và trình độ thẩm mỹ. Ví như đua nhau đưa những đôi lộc bình gỗ hoặc gốm sứ to lớn sáng bóng ngự lên bàn thờ hoặc đặt đôi lộc bình to hơn cả cây cột nhà, cao hơn cả bàn thờ vào trang trí, thờ cúng. Những loại lộc bình này khi đưa vào trang trí nội thất nói chung và thờ cúng nói riêng đã phá vỡ hoàn toàn không gian bài trí (trong khi lục bình không có chức năng gì trong thờ cúng). Không lẽ thờ ông lục bình?

Lộc bình to cao lấn át tất cả từ đồ tế khí cho đến đồ dân dụng. Những ngai ỷ, bát hương, mâm bồng, hoành phi, câu đối…, thậm chí con người – chủ nhân của ngôi nhà cũng trở nên nhỏ bé trước những cặp lộc bình khổng lồ đứng lù lù hai bên bàn thờ. Có người cho rằng bày lộc bình to để “hút và giữ tài lộc” trong nhà. Nhưng lộc bình gỗ thực chất chỉ là khúc gỗ tiện tròn thành hình cái bình hoa, trong lòng hoàn toàn đặc thì hút và đựng tài lộc vào chỗ nào?!

Có thể nói, phong trào xây dựng nhà thờ, đầu tư cho việc thờ cúng ông bà tổ tiên đang ở trong thời kỳ “phục hưng” vô cùng mạnh mẽ. Về nhân tài vật lực, phương tiện, điều kiện thi công, chế tác… thì con cháu ngày nay gấp hàng trăm hàng hàng ngàn lần cha ông ngày xưa. Nhưng đáng tiếc rằng những gì cha ông tạo tác xưa kia tinh tế, chuẩn mực, có giá trị nghệ thuật và sức sống vững bền bao nhiêu thì ngược lại những gì con cháu ngày nay làm ra nó sống sít, thô thiển, non kém… bấy nhiêu. Người ta đổ tiền đổ của để xây dựng nhà thờ, làm đồ thờ… để dâng lên tổ tiên, mong bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, thành kính với tiền nhân, lưu lại di sản muôn đời cho con cháu. Nhưng tiếc rằng, công việc quan trọng ấy bị khoán trắng cho thợ. Mà thợ hay làng nghề, nghệ nhân cũng ba bảy loại. Hậu quả là hầu như đến 90% là hỏng (đôi khi càng nhiều tiền càng sai càng hỏng).

Thật đáng buồn và đáng tiếc!

Hoàng Tuấn Can - họa sĩ, nhà sưu tầm hiện vật văn hóa lịch sử người Thanh Hóa, con trai nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Tuấn Phổ.

Hoàng Tuấn Can - họa sĩ, nhà sưu tầm hiện vật văn hóa lịch sử người Thanh Hóa, con trai nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Tuấn Phổ.

HOÀNG TUẤN CAN Họa sĩ, nhà sưu tầm hiện vật văn hóa lịch sử
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ10

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?10

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.