Bí kíp sản xuất thanh long sạch

Kim Sơ - Thứ Năm, 31/10/2024 , 10:04 (GMT+7)

Bình Thuận Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông dân Nguyễn Văn Thanh đã tìm ra quy trình sản xuất thanh long sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính.

Ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, nhu cầu của doanh nghiệp về thanh long sạch để xuất khẩu là rất lớn. Ảnh: KS.

Ba lần thất bại mới sản xuất thành công

Chúng tôi đến vườn thanh long của nông dân Nguyễn Văn Thanh, thôn 2, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận khi gia đình vừa thu hoạch xong lô 700 trụ trái vụ với sản lượng khoảng 8 tấn.

Với giá bán 26 ngàn đồng/kg được ký hợp đồng với doanh nghiệp, sau khi trừ tất cả chi phí ông Thanh lãi khoảng 13 ngàn đồng/kg, rất phấn khởi.

Trong khi đó, giá thanh long trên thị trường cùng thời điểm hiện tại được thương lái thu mua khoảng 12 ngàn đồng/kg (loại 1), còn trung bình chỉ từ 5 - 6 ngàn đồng/kg nên người trồng thu hoạch không có lãi mấy, thậm chí thua lỗ.

Ông Thanh cho biết, sở dĩ ông bán giá cao đó là nhờ sản xuất thanh long tiêu chuẩn GlobalGAP, là tiêu chuẩn được thừa nhận chất lượng sản phẩm trên toàn cầu.

Một vườn thanh long nhà ông Thanh vừa thu hoạch lứa trái. Ảnh: KS.

Tuy nhiên để sản xuất sản phẩm thành công theo tiêu chuẩn trên là một quá trình cần nông dân thay đổi canh tác truyền thống, tuân thủ nghiêm ngặt trong việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo nguyên tắc "4 đúng": Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

May mắn của ông là thành viên trong chuỗi của Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ và liên kết chuỗi với Hợp tác xã thanh long Thuận Tiến được hưởng lợi từ dự án “Thúc đẩy sự tham gia của tư nhân đầu tư phát thải carbon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp trong thực hiện những đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam” đã được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ NN-PTNT triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vào năm 2021 nên nhận thức về sản xuất thanh long được nâng cao.

“Dự án không chỉ hỗ trợ các thành viên hợp tác xã chuyển đổi sang sử dụng bóng đèn LED tiết kiệm năng lượng, mà còn sản xuất thanh long đạt chứng nhận GlobalGAP”, ông Thanh chia sẻ và cho biết thêm, lúc đầu ông tiếp cận sản xuất thanh long GlobalGAP gặp nhiều khó khăn vì 2 lứa thanh long sản xuất ra đều bị thất bại, sản phẩm kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hiện nay thanh long của ông Thanh cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường khó tính. Ảnh: KS.

Mãi đến lứa thanh long thứ 3 vào năm 2023 ông mới rút ra được quy trình sản xuất đáp ứng thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Theo ông Thanh, từ khi sản xuất thanh long sạch, ông đã thoát tình trạng “được mùa mất giá”. Giá thanh long được ông ký với doanh nghiệp ổn định trong 1 năm từ 24 - 26 ngàn đồng/kg, cao hơn nhiều so với thị trường. Với diện tích 4,5ha, năm 2023 ông sản xuất được 100 tấn, sau khi trừ chi phí lãi hơn 1 tỷ đồng. Còn từ đầu năm 2024 đến nay, ông đã cung ứng cho doanh nghiệp được 140 tấn, lãi hơn 1,5 tỷ đồng.

Chia sẻ ‘bí kíp’

Dẫn chúng tôi tham quan vườn thanh long, ông Thanh chia sẻ quy trình sản xuất của mình trước tiên là đảm bảo vườn cây sạch nấm bệnh và dây thanh long phải khỏe mạnh. Để làm được điều đó, việc theo dõi, kiểm tra nấm bệnh trong vườn thường xuyên là rất quan trọng. Từ đó, kịp thời xử lý các cành bị nhiễm bệnh đốm nâu, thán thư để tránh lây lan trên diện rộng.

Cách ông Thanh phòng trừ ốc sên hại thanh long. Ảnh: KS.

Hơn nữa, trong phòng trừ sâu bệnh, ông Thanh chuyển sang sử dụng chủ yếu thuốc BVTV sinh học. Trong đó, để xử lý kiến hại thanh long, ông dùng bẫy thuốc kiến trộn với con ruốc để thu hút tiêu diệt. Còn diệt ốc sên nhỏ gây hại thanh long bằng cách dùng vôi bột trộn với cám gạo rải lên mặt đất xung quanh gốc và dùng thuốc kiến dạng hột trộn với cám bỏ trên đầu trụ để ốc ăn. Cách làm này giúp việc phòng trừ ốc kéo dài đến 6 tháng. Đối với phòng trừ ruồi vàng đụt trái thì dùng long não treo các trụ thanh long. Các giải pháp trên đã giúp vườn thanh long của ông giảm lượng phun thuốc BVTV khoảng 50%.

Bên cạnh đó, từ ngày sản xuất thanh long sạch ông đã thay đổi canh tác khi tăng cường bón phân hữu cơ cho vườn cây, giảm phân hóa học.

“Ngày trước, tôi bón phân hữu cơ (phân bò ủ hoai) cho một gốc thanh long chỉ 4 - 5kg, còn giờ lên đến 12 - 15 kg/năm. Cùng với đó, trong một lứa trái, mỗi gốc tôi bón thêm 1kg phân gà đã xử lý, nhờ đó việc sử dụng bón phân hóa học giảm đến 2 lần, tiết kiệm nhiều chi phí”, ông Thanh chia sẻ.

Nhờ vườn sạch, dây khỏe nên vườn thanh long của ông Thanh cho năng suất tăng 1,5 lần so với sản xuất thông thường. Cụ thể, 1ha vườn thanh long của ông có thể chong điện từ 3 - 4 lần/năm, năng suất đạt 40 tấn/ha, trong khi vườn truyền thống hiện nay chỉ đạt từ 25 - 30 tấn/ha.

Hiện quy trình sản xuất thanh long của ông Thanh đã được chia sẻ cho các hợp tác xã trong chuỗi liên kết áp dụng có hiệu quả. Ông Thanh còn cho biết, nhu cầu của thị trường xuất khẩu đòi hỏi thanh long sạch rất cao nên các doanh nghiệp thường xuyên liên hệ ông để cung ứng sản phẩm.

Kim Sơ
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.