Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

Kim Anh - Thứ Ba, 15/10/2024 , 15:59 (GMT+7)

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, chất thải nông nghiệp đã trở thành một nguồn tài nguyên quý giá thay vì là gánh nặng cho môi trường, nếu được khai thác đúng cách.

Giáo sư Deng Wen-Ling đến từ Đại học Chung Hsing Quốc gia Đài Loan cho rằng, việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tiềm năng để tái chế chất thải nông nghiệp là cần thiết để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính.

Giáo sư Deng Wen-Ling (Đại học Chung Hsing Quốc gia Đài Loan) chia sẻ giải pháp chuyển đổi chất thải nông nghiệp thành sinh khối có giá trị. Ảnh: Kim Anh.

Theo Giáo sư Deng Wen-Ling, chất thải nông nghiệp bao gồm vật liệu hữu cơ và vô cơ, bị loại bỏ từ quá trình trồng trọt, chăn nuôi, như thân cây, rơm, lá, trấu, chất thải chăn nuôi, thức ăn thừa, hóa chất nông nghiệp, bao bì sử dụng trong sản xuất và chuỗi cung ứng.

Ở châu Á, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân, tuy nhiên hoạt động này đang tạo ra lượng chất thải rất lớn.

Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), trong năm 2023, canh tác lúa tại các quốc gia ASEAN gồm Philippines, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Lào, Indonesia, Malaysia tạo ra lượng phát thải từ 7 - 64% tổng phát thải của ngành nông nghiệp mỗi nước.

Trong khi đó, ở Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam mỗi năm sản xuất hàng triệu tấn lúa, tạo ra 38 triệu tấn trấu và 34 triệu tấn bã mía. Thực trạng này đặt ra vấn đề quản lý, tái chế chất thải nông nghiệp càng trở nên cấp bách.

Thực tiễn từ Đài Loan, Giáo sư Deng Wen-Ling cho rằng, nhiều giải pháp đã được triển khai để biến chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Canh tác lúa là một trong những hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra lượng lớn phát thải khí nhà kính. Ảnh: Kim Anh.

Điển hình, phương pháp ủ phân hữu cơ bằng công nghệ TTT, đây là giải pháp tiềm năng được phát triển bởi Giáo sư Chiu - Chung Young.

Công nghệ này sử dụng các enzym TTT để thực hiện các phản ứng phân hủy, tổng hợp, chuyển đổi và polymer hóa. Các chất độc hại trong chất thải nông nghiệp hữu cơ sẽ được khử độc và khử mùi thông qua các bước khác nhau.

Ưu điểm của công nghệ này là thời gian xử lý chất thải hữu cơ ngắn, tốc độ luân chuyển nhanh. Các mầm bệnh, trứng côn trùng và mầm cỏ được tiêu diệt ở nhiệt độ 80°C trong vòng 30 phút. Trong vòng 3 giờ, trải qua quá trình gia nhiệt, các tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt, tạo ra phân hữu cơ, tiết kiệm không gian kho chứa và nhất là tạo ra lượng khí phát thải (CO2, CH4) thấp.

Các cơ quan nghiên cứu của Đài Loan đã thực hiện đánh giá hiệu quả của công nghệ này, kết quả cho thấy, đất đai khi được bón phân hữu cơ được sản xuất từ công nghệ TTT tăng độ phì đáng kể, sản lượng cây trồng tăng 206%, gấp 2 lần so với một số loại phân bón khác (chỉ từ 100 - 183%). Đây là phương pháp hứa hẹn mang đến sự an toàn và sẽ được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian tới.

Một phương pháp khác là chuyển đổi cơ học thành nhiên liệu tái tạo rắn thông qua quy trình làm viên nén. Công nghệ này đã được trình diễn tại thị trấn Guanshan, huyện Taitung (Đài Loan), địa phương nổi tiếng về bảo tồn hệ sinh thái.

Thay vì để rơm rạ trên đồng, người dân Guanshan (Đài Loan) ứng dụng công nghệ để nghiền, sấy khô và ép rơm thành những viên nén, làm nhiên liệu. Ảnh: Kim Anh.

Người dân ở Guanshan canh tác lúa với diện tích rất nhỏ (khoảng 50ha/năm), với lượng rơm được thu gom hàng năm là 600 tấn. Thay vì để rơm rạ trên đồng, người dân ứng dụng cơ giới hóa để thu gom rơm, rồi nghiền, sấy khô và ép thành những viên nén, làm nhiên liệu tái tạo rắn.

Viên nén được tạo ra từ rơm có đặc tính dễ bảo quản, thuận tiện trong quá trình vận chuyển và an toàn cao trong quá trình sử dụng, nhờ nhiệt độ bắt lửa của viên nén lên tới 300oC.

Đặc biệt, việc sử dụng viên nén từ rơm ít phát thải hơn so với sử dụng than, bởi năng suất tỏa nhiệt thực của nhiên liệu này là 3.298 kcal/kg, chỉ khoảng 56% so với than (5.890 kcal/kg), giảm thiểu lượng rơm cần bảo quản.

Tuy nhiên, Giáo sư Deng Wen-Ling cho rằng, công nghệ sản xuất viên nén từ rơm mới chỉ được thực hiện ở một số vùng nông thôn nhỏ, do đó cần có giải pháp để nhân rộng. Ở một số quốc gia khác, có thể thông qua các tổ chức cộng đồng như nhóm nông dân, HTX, để thu gom, tạo thu nhập bổ sung cho nông dân.

Một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ rơm rạ. Ảnh: Kim Anh.

Ngoài ra, Đài Loan còn phát triển công nghệ phân hủy sinh học để biến chất thải nông nghiệp thành vật liệu sinh thái (các bon thấp, sinh khối, tái tạo), chẳng hạn túi ni lông phân hủy sinh học, nhựa sinh học, giày dép, quần áo, túi đựng thực phẩm, đồ dùng…

Những công nghệ này không chỉ tận dụng tối đa chất thải nông nghiệp, mà còn mang lại giá trị kinh tế cho các ngành công nghiệp khác như đóng gói, thậm chí là thiết bị y tế.

Kim Anh
Tin khác
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.

Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp
Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp

Thuộc nhóm những chính sách hay của tỉnh Chungcheongbuk để duy trì vị trí tỉnh dẫn đầu tăng trưởng của Hàn Quốc là duy trì tăng dân số, đãi ngộ tốt người lao động.

Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu
Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu

Việt Nam nên tiếp tục có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới xuất hiện để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.

Tajikistan khuyến khích nông dân thanh toán nước tưới tiêu trên nền tảng số
Tajikistan khuyến khích nông dân thanh toán nước tưới tiêu trên nền tảng số

Nông dân Tajikistan đã có thể thanh toán chi phí dịch vụ tưới tiêu trực tuyến, thay thế cho hình thức thanh toán tiền mặt vốn đã lỗi thời và kém hiệu quả.

Giới khoa học muốn thay đổi hàng trăm danh pháp thực vật mang tính nhạy cảm
Giới khoa học muốn thay đổi hàng trăm danh pháp thực vật mang tính nhạy cảm

Lần đầu tiên, các nhà thực vật học đang cân nhắc việc loại bỏ hoàn toàn những tên loài thực vật mang tính xúc phạm các cộng đồng người dân bản địa.

Thụy Điển trồng rau để bán ngay trong siêu thị
Thụy Điển trồng rau để bán ngay trong siêu thị

Một công ty Thụy Điển đang xây dựng các trang trại thẳng đứng trồng rau xanh và trái cây bên trong các siêu thị như một giải pháp thân thiện với môi trường.

Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói
Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói

Zimbabwe có kế hoạch giết thịt 200 con voi để cung cấp lương thực cho các cộng đồng đang đối mặt với nạn đói sau đợt hạn hán tồi tệ nhất 40 năm qua.

Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán
Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán

Một nhóm các nhà lập pháp Hungary và đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã ngồi họp trên một bãi cát dưới lòng sông nhằm cảnh báo về tình trạng hạn hán.

Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm
Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm

Sau một mùa hè nắng nóng kỷ lục, Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.

Người dân Amazon thiếu nước uống do mực nước sông giảm mạnh
Người dân Amazon thiếu nước uống do mực nước sông giảm mạnh

Mực nước trên các con sông chảy qua rừng nhiệt đới Amazon đã giảm mạnh sau đợt hạn hán kỷ lục, đặt ra những thách thức lớn đối với người dân sống ven sông.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Vương quốc Bỉ
Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Vương quốc Bỉ

Bỉ là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, đã ứng dụng thành công nhiều công nghệ số tiên tiến, đem lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất và quản lý nông nghiệp.

Sự kiện