Dự lớp tập huấn có 30 học viên là cán bộ khuyến nông, khuyến nông cộng đồng, cán bộ kỹ thuật, nông dân, chủ trang trại, thành viên HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Tại lớp tập huấn, các chuyên gia đã chia sẻ với học viên các nội dung như: Hiệu ứng nhà kính, tác hại của hiệu ứng nhà kính; các loại khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất lúa nước; kinh tế xanh, tuần hoàn trong nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất lúa nước ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các học viên cũng được phổ biến một số giải pháp tuần hoàn trong sản xuất lúa giảm phát thải như quy trình công nghệ thu gom rơm rạ áp dụng cơ giới hóa; phương pháp chế biến nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp là đầu vào cho ngành chăn nuôi, ủ rơm cuộn với urea làm thức ăn cho đại gia súc; công nghệ xử lý phân vật nuôi tạo đầu vào cho sản xuất lúa; phương pháp xử lý gốc rạ và rơm ngay tại ruộng tạo nguồn phân bón hữu cơ cho sản xuất lúa.
Học viện cũng được giới thiệu một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn, thúc đẩy chuỗi phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Ngoài ra, các học viên còn được tham quan thực tế tại mô hình sử dụng rơm rạ để sản xuất nấm của ông Phan Huy Tuận ở thôn Hòa Bình, xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thông qua lớp tập huấn, các học viên đã nắm được những khái niệm cơ bản về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; cách cách xử lý, sử dụng phụ phế phẩm lúa theo hướng kinh tế tuần hoàn và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình xử lý phụ phẩm trong sản xuất lúa...