Khai thác mỏ vàng phụ phẩm nông nghiệp

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Trần Trung - Thứ Năm, 19/12/2024 , 14:09 (GMT+7)

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Bên trong nhà máy sản xuất nước mắm từ quả điều của Công ty Vương Ngọc Vegan. Ảnh: Trần Trung

Dù cây điều không phải là sản phẩm chủ lực, với sự sáng tạo, người dân Tây Ninh đã biến những thứ “không thể thành có thể”. Những chai nước mắm được chế biến từ những quả điều tưởng chừng như bỏ đi đã được người tiêu dùng đón nhận và từng bước có chỗ đứng trên thị trường.

Là một trong những đơn vị hàng đầu trong sản xuất thực phẩm chay, nhận thấy tiềm năng từ quả điều, Công ty TNHH Vương Ngọc Vegan ở thị xã Hòa Thành (tỉnh Tây Ninh) đã dành nhiều tâm huyết biến chúng thành thực phẩm chay đặc trưng. Nhờ sản xuất bài bản, khoa học, kết hợp bí quyết ủ gia truyền và công nghệ hiện đại khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, những chai nước mắm của Vương Ngọc Vegan không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ và EU.

Chị Âu Vương Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Vương Ngọc Vegan, chia sẻ, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về trồng và xuất khẩu nhân điều. Tuy nhiên, phần hạt điều được sử dụng chỉ là phần nhỏ của quả điều nhô ra, trong khi phần lớn quả điều chưa được tận dụng hiệu quả, thậm chí bị vứt bỏ. Đây là nguồn tài nguyên vô tận, để biến phế phẩm này thành lợi nhuận không hề đơn giản, nhưng Vương Ngọc Vegan đã làm được điều đó.

“Quả điều thuộc nhóm có sự tăng mạnh cường độ hô hấp sau khi thu hoạch. Phần thịt quả điều chứa rất nhiều axít và dễ bị kết tủa khi để ngoài môi trường. Dịch quả chín chứa 85% là nước, với hàm lượng đường chiếm 8-10%, chủ yếu là đường khử. Ngoài ra, polyphenol trong dịch quả điều gây vị đắng gắt và tannin tồn dư cũng là thách thức lớn. Tuy nhiên, bằng phương pháp riêng, chúng tôi đã thành công”, chị Ngọc chia sẻ.

Những chai nước mắm chay hảo hạng của Vương Ngọc không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà rộng cửa xuất khẩu. Ảnh: Trần Trung.

Để tạo ra 100 lít nước mắm điều nguyên chất cần đến 300kg quả điều tươi, chín mọng được tuyển chọn kỹ càng. Quá trình sản xuất trải qua các bước xử lý sơ bộ như rửa sạch, cắt nhỏ, phối trộn với lượng muối chính xác rồi ủ lên men. Sau 4 tháng, nước mắm nhỉ được phối hợp với một số phụ gia theo công thức gia truyền để cho ra đời những chai nước mắm đạt chuẩn.

Vì quả điều chỉ thu hoạch theo mùa vụ, công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm quả điều tươi cho người trồng điều địa phương và các tỉnh lân cận với giá 3.000 đồng/kg. Đồng thời, công ty chuyển giao kỹ thuật ủ và hỗ trợ trang thiết bị ủ ngay tại vườn, giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty mua lại nước mắm thô với giá 50.000 đồng/lít, giúp người nông dân tăng thu nhập lên đến 20 triệu đồng/vụ/ha.

“Hiện dây chuyền sản xuất của công ty đạt khoảng 150.000 chai nước mắm/ngày. Ngoài nước mắm điều, công ty còn phát triển thêm các sản phẩm như nước mắm đông cô, nước mắm thơm và một số loại trái cây đặc trưng khác, đảm bảo dây chuyền hoạt động xuyên suốt và đủ công suất”, chị Ngọc chia sẻ.

Với phương châm “Ăn chay nhớ ngay Vương Ngọc”, sản phẩm của công ty hiện có mặt tại hầu hết siêu thị và cửa hàng thực phẩm trên toàn quốc. Hướng tới mục tiêu đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thế giới, công ty đã xuất khẩu thành công sang Mỹ và EU. Đồng thời, Vương Ngọc Vegan đang hoàn thiện thủ tục xin chứng nhận Halal để xuất khẩu sang các nước Hồi giáo và nâng công suất sản xuất lên 2 triệu lít nước mắm/năm.

Công ty từng bước bắt tay liên kết thu mua bao tiêu sản phẩm trái điều cho người dân trong và ngoài địa phương, giúp bà con làm giàu. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, nhấn mạnh, Việt Nam là một nước nông nghiệp, với lượng phế phẩm, phụ phẩm trong quá trình chế biến rất lớn và đa dạng. Nếu tận dụng triệt để, những phế phẩm này sẽ trở thành nguồn tài nguyên tái tạo, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại giá trị kinh tế, xã hội to lớn.

“Trong ngành sản xuất điều hiện nay, quả điều thường được xem là phế phẩm. Không chỉ riêng Vương Ngọc Vegan, bất kỳ doanh nghiệp nào tận dụng hiệu quả quả điều chúng tôi đều hoan nghênh”, ông Nguyễn Đình Xuân khẳng định.

Trần Trung
Tin khác
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.