Khai thác mỏ vàng phụ phẩm nông nghiệp

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Nguyễn Thủy - Thứ Năm, 19/12/2024 , 06:00 (GMT+7)

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

TS Nguyễn Văn Bắc, Phó Trưởng Văn phòng thường trực tại Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), tập huấn cho bà con nông dân tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về dự án phân loại rác thải tại nguồn hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, xử lý rác thải hữu cơ tại nhà.

Theo thống kê của Bộ TN-MT, mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng gần 68.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt gồm chất thải hữu cơ và chất thải rắn vô cơ. Nhưng có tới 65% tổng lượng chất thải này đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp. 

Từ ngày 1/1/2025, người dân trên cả nước sẽ phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để biến nguồn rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ dưới dạng quy mô nông hộ là điều cần thiết hiện nay.

Theo TS Nguyễn Văn Bắc, Phó Trưởng Văn phòng thường trực tại Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), trung bình mỗi người thải ra khoảng 1kg chất thải rắn, trong đó khoảng 50-70% là chất thải hữu cơ như thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng, các loại rau củ quả, trái cây, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, dầu ăn,… thải bỏ sau sơ chế, chế biến món ăn.

Vì vậy, việc truyền thông để người dân vùng nông thôn cũng như thành thị thực hiện phân loại rác sinh hoạt, khuyến khích tận dụng chất thải thực phẩm để sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi là điều cần thiết.

Theo TS Nguyễn Văn Bắc, thời gian qua, Trung tâm khuyến nông các địa phương cũng đã có những giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại rác thải, biến rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ. Tuy nhiên, chủ yếu mới tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc.

Nói về giải pháp để ủ phân hữu cơ tại nông hộ, TS Nguyễn Văn Bắc cho biết, có thể sử dụng thùng ủ rác hữu cơ đạt chuẩn, phối hợp với vi sinh để hỗ trợ tăng tốc độ phân hủy rác, tạo ra phân chất lượng, kiểm soát mùi hôi, côn trùng, tiết kiệm không gian thời gian, thúc đẩy thói quen xử lý rác thải hữu cơ, giảm chi phí mua phân bón, bảo vệ môi trường.

TS Nguyễn Văn Bắc hướng dẫn ủ phân hữu cơ. 

“Nhờ thiết kế tối ưu, điều kiện lý tưởng về độ ẩm, nhiệt độ, luồng không khí của các loại thùng ủ đạt chuẩn, quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm thiểu thời gian, công sức cần thiết để xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, an toàn cho cây trồng”, TS Nguyễn Văn Bắc nói và cho biết, bằng cách tự tạo phân hữu cơ, các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp có thể giảm chi phí mua phân bón hóa học, giảm sự phụ thuộc vào nó. Phân hữu cơ tự làm không chỉ an toàn cho cây trồng mà còn giúp tiết kiệm khoản chi phí đáng kể.

TS Nguyễn Văn Bắc cho biết, quy trình xử lý rác hữu cơ tại nhà gồm 4 bước.

Bước 1: Chuẩn bị thùng ủ có dung tích khoảng 100-200 lít có nắp đậy phía trên để che chắn mưa nắng;  xung quanh khoan lỗ thoát khí; phía dưới thùng mở cửa sổ có bản lề để lấy phân ra dễ dàng. Đáy thùng nên khoan 1 lỗ nhỏ để thoát nước trong quá trình ủ (nếu có).

Bước 2: Chuẩn bị vị trí đặt thùng thuận tiện và chế phẩm vi sinh Sumitri hoặc Men-Padco.

Bước 3: Rắc 1 lớp mỏng chế phẩm vi sinh Sumitri hoặc Men-Padco vào đáy bình trước khi cho rác vào. Cho rác vào theo lớp với độ dầy mỗi lớp khoảng 10-20 cm tùy vào độ xốp/nén của rác. Rắc lượng vi sinh Sumitri hoặc Men-Padco gói 125g chia đều cho 300-500 kg rác thải. Có thể trộn thêm đất bột hoặc pha Sumitri hoặc Men-Padco vào bình để phun/tưới đều đảm bảo đủ lượng vi sinh cho khối lượng rác.  Đậy nắp thùng để chống bị nước mưa làm rửa trôi vi sinh hoặc ánh nắng vào làm khô vi sinh sẽ hoạt động kém.

Bước 4: Có thể bổ sung rác vào thùng hằng ngày và theo dõi đủ độ dày của lớp rác thì rắc bổ sung chế phẩm. Sau 6 tuần, rác sẽ thành phân và có thể lấy ra để sử dụng.

TS Nguyễn Văn Bắc cũng lưu ý, với rác là gốc, rễ, thân lá rau, lá cây, cỏ rác ngoài vườn, nếu to quá cần được băm nhỏ để vi sinh dễ tiếp xúc hoạt động. Ngoài ra, đối với lượng rác hằng ngày, dù ít cũng nên đưa ngay vào thùng để đảm bảo vệ sinh; khi nào đủ độ dày lớp rác 10-20 cm thì bổ sung vi sinh. Có thể trộn lẫn cả rác là thức ăn thừa hằng ngày và gốc, rễ, thân, lá rau để cùng ủ.

“Không nên kiểm tra rác ủ hằng ngày sẽ làm mất nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh. Định kỳ 5-7 ngày kiểm tra 1 lần để bổ sung ẩm độ nếu cần thiết”, TS Bắc lưu ý thêm.

TS Nguyễn Văn Bắc chia sẻ thêm, phân compost khi được lấy từ thùng ra, tốt nhất nên để phơi gió 1-2 ngày để giảm nhiệt độ mới đưa vào bón cây trồng. Phân hữu cơ này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như nitrogen, phosphorous và potassium, cùng với các vi chất khác, giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng cường sự phát triển của cây trồng.

Nguyễn Thủy
Tin khác
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.

Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản
Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản

151 hội quán với hàng ngàn thành viên, nông dân Đồng Tháp không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tập thể.