Bùng nổ thị trường công nghệ sinh học động vật châu Á - Thái Bình Dương

Nhóm PV - Thứ Năm, 24/10/2024 , 18:01 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) sẽ giúp hệ thống thú y nâng cao năng lực chẩn đoán sớm, phòng ngừa từ xa với dịch bệnh, nhất là các bệnh mới nổi.

Thị trường CNSH động vật châu Á - Thái Bình Dương được dự báo đạt 12 tỷ USD vào năm 2030. Nguồn: Precedence Research.

Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là là khu vực phát triển thị trường CNSH động vật nhanh nhất, theo Precedence Research. Các quốc gia có kinh tế phát triển nhanh chóng - như Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, đều chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm động vật cao cấp và dịch vụ chăm sóc thú y tiên tiến. 

Thị trường CNSH động vật ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ tăng doanh thu từ 5,5 tỷ USD (năm 2022) lên hơn 12 tỷ USD vào năm 2030, với mức độ tăng trưởng kép hàng năm là trên 10%. Xét về phân khúc, vacxin là sản phẩm tạo ra doanh thu lớn nhất vào năm 2022 do tần suất và mức độ phức tạp của các bệnh động vật ngày càng gia tăng.

Nhu cầu ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin

Bài liên quan

“Việt Nam có thể tự hào là sản xuất được rất nhiều vacxin phòng, ngừa bệnh trên đàn vật nuôi. Nguyên nhân là chúng ta làm chủ được khoa học công nghệ”, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết tại diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” sáng 5/10.

Một số loại vacxin chủ lực được ông Long liệt kê, như vacxin phòng chống cúm trên gia cầm, vacxin Dịch tả lợn Châu Phi, các sản phẩm chống kháng thuốc…

Theo ông Long, các nhóm bệnh trên vật nuôi chủ yếu chia 2 loại: chỉ xuất hiện trên đàn vật nuôi và có thể lây truyền sang người. Vừa qua, một số chủng virus phức tạp đã xuất hiện, như gây cúm A(H5) trên hổ tại Đồng Nai và gây bệnh trên bò sữa tại Lâm Đồng.

Đặc thù của ngành thú y là liên tục tiếp xúc với các mầm bệnh mới, nên cần đẩy mạnh du nhập các sản phẩm công nghệ sinh học mới từ quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam nằm trong nhóm thị trường lớn về tiêu thụ độc vật. Chính bởi vậy, hệ thống thú y cần có công nghệ cao, đủ sức chẩn đoán sớm, phòng ngừa từ xa với dịch bệnh, nhất là các bệnh mới nổi.

Ngành thú y cần đẩy mạnh du nhập các sản phẩm công nghệ sinh học mới từ quốc tế.

Cục trưởng Nguyễn Văn Long đề xuất một số vấn đề, trong đó nhấn mạnh tới cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển công nghệ sinh học.

“Trình một dự án công nghệ theo cơ chế Nhà nước mất nhiều thời gian, có thể khiến nghiên cứu cơ bản của Việt Nam bị teo tóp”, lãnh đạo Cục Thú y bày tỏ và đề xuất, có một mô hình cởi mở giữa cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp để sớm đưa các nghiên cứu tiếp cận thực tiễn, thay vì “cất vào ngăn kéo”.

Với riêng lĩnh vực thú y, ông Long cho rằng không thể thiếu hợp tác quốc tế. Vì vậy, những kỹ thuật tiên tiến về công nghệ sinh học luôn được hệ thống thú y quan tâm, nghiên cứu để đưa vào sử dụng một cách sớm nhất.

Vai trò tái tạo và bảo tồn gen vật nuôi

Bài liên quan

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi đã mang lại những thành tựu đáng kể, từ việc nâng cao năng suất giống vật nuôi đến bảo tồn nguồn gen quý giá.

TS Nguyễn Khánh Vân, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Tế bào Động vật (Viện Chăn nuôi), đã chia sẻ về những thành tựu trong việc tái tạo gen cho vật nuôi. 

Tuy nhiên, TS Vân cũng nhấn mạnh những thách thức trong quá trình nghiên cứu công nghệ sinh học cho ngành chăn nuôi: “Chúng tôi đã thành công trong việc nghiên cứu phôi lợn có khả năng kháng bệnh tai xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở giai đoạn tạo phôi, do thiếu hụt cơ sở vật chất và các trang trại đạt chuẩn để triển khai các bước tiếp theo. Điều này đã hạn chế khả năng ứng dụng nghiên cứu vào thực tế”.

Một khó khăn khác là sau khi nuôi cấy thành công phôi lợn, Viện Chăn nuôi vẫn chưa nhận được hướng dẫn rõ ràng về việc quản lý và chăm sóc con giống, đặc biệt là sau khi dự án kết thúc. Việc không rõ ràng trong quy trình lưu giữ hay xử lý con giống đã gây ra nhiều trở ngại trong việc duy trì và tiếp tục các nghiên cứu về giống vật nuôi.

Công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen di truyền của vật nuôi là hướng đi tiềm năng và cần thiết. Ảnh: HT.

TS Nguyễn Khánh Vân đối chiếu, trong lĩnh vực trồng trọt, sau khi hoàn thành các đề tài nghiên cứu, hạt giống thường được bảo tồn trong kho thí nghiệm để phục vụ cho các nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, lĩnh vực chăn nuôi đòi hỏi một cơ chế đặc thù hơn, bởi việc lưu giữ và bảo tồn con giống phức tạp hơn rất nhiều.

Bà Vân đề xuất sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen di truyền của vật nuôi là hướng đi tiềm năng và cần thiết. “Chúng ta có thể sử dụng nguyên liệu di truyền đó để tái đàn, đảm bảo không chỉ duy trì được giống vật nuôi chất lượng cao mà còn góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong tương lai”, TS Vân nhấn mạnh.

Nghiên cứu giống thủy sản thiếu tính kế thừa

Bài liên quan

Liên quan ngành thủy sản, PGS.TS Đặng Thị Lụa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản cho biết, công nghệ sinh học (CNSH), đặc biệt là CNSH hiện đại được ứng dụng rộng rãi như công nghệ di truyền phân tử, chọn giống các đối tượng nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu bệnh, phát triển kit chẩn đoán, nghiên cứu mô, phát triển công nghệ lưu trữ, bảo quản đông lạnh các nguồn tinh trùng, công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản…

Việt Nam đã ứng dụng được công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, các chỉ thị phân tử, trong định loại và đánh giá đa dạng di truyền các loài thủy sản, lựa chọn vật liệu ban đầu cho bảo tồn và chọn giống… Tuy nhiên, bà Lụa cũng trăn trở về khó khăn áp dụng CNSH trong thủy sản, như các nghiên cứu không có tính kế tiếp, liên tục trong chọn giống, từ đó gây ra độ trễ trong ứng dụng (ví dụ việc chọn giống cá rô phi, cá chép).

Do đó, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản mong muốn có cơ chế để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ứng dụng CNSH trong lĩnh vực thủy sản.

Nêu một số thành tựu nổi bật của ứng dụng CNSH trong thủy sản, PGS.TS Đặng Thị Lụa cho biết, nhờ các chương trình chọn giống, kết hợp phương pháp chọn giống truyền thống (di truyền số lượng) và phương pháp chọn giống hiện đại (di truyền phân tử), loài nuôi thủy sản có những tính trạng ưu việt. Có thể kể đến như: cá tra, cá chẽm, cá rô phi, tôm thẻ chân trắng tăng trưởng nhanh; cá tra kháng bệnh gan, thận mủ; cá rô phi chịu mặn, chịu lạnh; tôm thẻ chân trắng kháng bệnh.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản mong muốn có cơ chế để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ứng dụng CNSH. Ảnh: Aquaculture Magazine.

Đầu tư nguồn lực cho các nhà khoa học trẻ

Trải qua 15 năm, ngành công nghệ sinh học ngày càng thu hút sự quan tâm của sinh viên. PGS.TS Nguyễn Đức Bách, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, là một trong những sinh viên đầu tiên theo học ngành công nghệ sinh học tại Đại học Khoa học Tự nhiên. “Từ khi còn trẻ, tôi mang trong mình khát khao tạo ra những đột phá, những giống cây trồng và vật nuôi có giá trị thực tiễn và có thể thương mại hóa”, ông Bách bày tỏ.

Bài liên quan

Để thực hiện các nghiên cứu, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho nghiên cứu và phát triển. PGS.TS Bách đề xuất cần có thêm đầu tư, không chỉ vào nhân lực mà còn vào cơ sở vật chất. Các chương trình nghiên cứu cần được đầu tư để các sinh viên có thể triển khai một cách bài bản từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đến khảo nghiệm có kiểm soát trong nhà màng.

Hiện nay, nhiều vướng mắc chính sách đã khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc tiếp cận với doanh nghiệp. Nhiều dự án có giá trị khoa học cao nhưng không thể được áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

Theo ông Bách, các nhà quản lý cần điều chỉnh chính sách để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào sản xuất thực tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội từ công nghệ sinh học.

Quy mô thị trường công nghệ sinh học động vật toàn cầu ước đạt gần 29 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt khoảng 70 tỷ USD vào năm 2034. Thị trường đang mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ổn định là 9,2% trong giai đoạn dự báo từ 2024 - 2034.

Nhóm PV
Tin khác
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam - 65 năm trang sử vẻ vang
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam - 65 năm trang sử vẻ vang

Trải qua 65 năm, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam sẽ tiếp tục ghi thêm những trang sử vẻ vang, thực hiện lời di huấn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đào tạo kiến thức về thuốc BVTV sinh học cho 40.000 nông dân
Đào tạo kiến thức về thuốc BVTV sinh học cho 40.000 nông dân

Hợp tác giữa Cục BVTV và UPL Việt Nam sẽ xây dựng 2 mô hình trên sầu riêng, lúa; đồng thời phổ biến kiến thức đến nhiều đối tượng trong chuỗi sản xuất.

Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh
Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Khoa học công nghệ nông nghiệp lan tỏa trên đất Nghệ An
Khoa học công nghệ nông nghiệp lan tỏa trên đất Nghệ An

Ứng dụng khoa học và công nghệ đã tác động toàn diện đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Nghệ An, thể hiện qua 5 dự án cấp quốc gia...

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước
Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.