Cần tri thức hóa nông dân

VŨ HỮU SỰ - Thứ Tư, 24/02/2021 , 21:04 (GMT+7)

Chỉ có trang bị kiến thức cho nông dân một cách bài bản, thì chúng ta mới hy vọng có được một nền nông nghiệp lành mạnh, có giá trị kinh tế cao.

Hiện tại, trên dưới 60% dân số nước ta đang sinh sống ở nông thôn. Và các gia đình nông thôn đều có sự giống nhau là đầu tư, tạo mọi điều kiện cho những người con học giỏi, thông minh ra thành phố theo học đại học hoặc các ngành nghề khác để thoát cảnh “chân lấm tay bùn”. Chỉ những người con nào kém cỏi, học hành không được thì mới cho ở nhà làm ruộng.

Điều đó dẫn đến tình trạng đa số nông dân đều không có kiến thức. Và canh tác thì luôn luôn theo cách truyền thống, cứ cắm cây mạ xuống rồi mặc chúng lớn lên, trổ bông, hễ có sâu thì phun thuốc. Số nông dân có hiểu biết, biết ứng dụng công nghệ cao vào canh tác rất ít. Chính vì thế mà lao động nông nghiệp thường tạo ra giá trị rất ít, và thu nhập của người làm nông nghiệp rất thấp, dù tư liệu sản xuất là ruộng đất có giá trị rất cao. Ở rất nhiều nơi, nông dân còn bỏ ruộng để ra thành phố làm thuê.

Một nền nông nghiệp mà đa số chủ nhân của nó đều là những người không có kiến thức, thì làm sao phát triển, làm sao tạo ra giá trị cao được? Hiện tại, nền nông nghiệp của ta cung đã vượt cầu. Việc xuất khẩu là con đường sống còn. Nhưng xuất khẩu làm sao được nếu nông sản không sạch, còn tồn dư chất bảo vệ thực vật hay chất kích thích sinh trưởng. Không chỉ nông sản mà thủy, hải sản cũng có tình trạng tương tự.

Muốn có nông sản, thủy hải sản sạch thì phải có kiến thức. Chính vì vậy mà việc trí thức hóa nông dân đã thực sự trở thành một nhu cầu bức thiết. Chỉ có trang bị kiến thức cho nông dân một cách bài bản, thì chúng ta mới hy vọng có được một nền nông nghiệp lành mạnh, có giá trị kinh tế cao, và con đường để nông sản đi vào các thị trường khó tính của các châu lục mới hanh thông, thuận lợi.

Trong thời gian tham dự đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng, trả lời báo chí về con đường phát triển của nông nghiệp nước nhà trong những năm tới, thứ trưởng Bộ NN&PTNT- Lê Minh Hoan đã có những phát ngôn đáng chú ý, đó là: sẽ phấn đấu để tới đây, nông dân muốn sản xuất nông nghiệp thì phải có giấy phép.

Đã có không ít người phản đối chủ trương này, coi đó như một thứ “giấy phép con” mà ngành nông nghiệp đặt ra để hành, để gây khó cho nông dân. Nhưng thực ra, câu nói đó mang một ý nghĩa khác: đã đến lúc cần coi làm nông là một nghề. Mà đã là một nghề thì phải được đào tạo, phải được trang bị kiến thức, phải có chứng chỉ, và phải có giấy phép mới được hành nghề, như bất kỳ một nghề nào khác.

Đã đến lúc sản xuất nông nghiệp phải sánh ngang với các ngành nghề khác như thợ điện, thợ hàn, thợ cơ khí, và thậm chí là kỹ sư, bác sỹ…sản phẩm nông nghiệp phải là những sản phẩm của một nền nông nghiệp ứng dụng công ngệ cao, và thu nhập của nông dân cũng phải ngang với thu nhập của những ngành nghề trên. Muốn vậy, thì con đường tất yếu và duy nhất là con đường trí thức hóa nông dân.

VŨ HỮU SỰ
Tin khác
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hoàng đế Minh Mệnh với nông nghiệp quốc gia
Hoàng đế Minh Mệnh với nông nghiệp quốc gia

Hoàng đế Minh Mệnh từ khi mới lên ngôi đã rất quan tâm đến nông nghiệp. Để xây dựng một đất nước hùng mạnh, ông chủ trương 'Dĩ nông vi bản' - lấy nông làm gốc và thực thi rất nhiều chính sách khuyến nông.

Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.