Châu chấu tre lưng vàng: Cảnh báo phát sinh gây hại và biện pháp phòng trừ

Bùi Xuân Phong - Thứ Năm, 30/05/2024 , 15:06 (GMT+7)

Đến 30/5/2024, tổng diện tích các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng là 642 ha, trong đó Cao Bằng 517 ha, Điện Biên 0,5 ha, Sơn La 10 ha, Bắc Kạn 63 ha.

Châu chấu tre lưng vàng gây hại trên cây ngô tại xã Kim Hỷ (Na Rì, Bắc Kạn). Ảnh: Nông Quang Hải.

Châu chấu tre lưng vàng thuộc nhóm châu chấu đàn. Trong những năm gần đây đã phát sinh và gây hại nghiêm trọng cho cả cây trồng nông lâm nghiệp ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Đây là loài sinh vật có khả năng di chuyển nhanh, sức phá hại lớn, khó kiểm soát. Khi tuổi lớn, chúng có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn và di cư đi tìm nguồn thức ăn và nơi đẻ trứng. Châu chấu tre lưng vàng được ghi nhận gây hại đầu tiên trên rừng tre, luồng vào năm 2008 tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ. Đến năm 2016, châu chấu tre lưng vàng đã bùng phát, gây hại thành dịch, gây hại trên 3.700 ha diện tích cây trồng nông lâm nghiệp.

Theo quy luật phát sinh gây hại hàng năm, ngày 16/4/2024, Cục BVTV đã phối hợp với VTC16 phát bản tin dự báo, cảnh báo và hướng dẫn biện pháp phòng trừ châu chấu tre lưng vàng ở các tỉnh miền núi phía Bắc (https://www.youtube.com/watch?v=yD9n92_jDBM).

Đến ngày 30/5/2024, tổng diện tích các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng là 642 ha, trong đó Cao Bằng 517 ha (Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An, Hà Quảng), Điện Biên 0,5 ha, Sơn La 10 ha, Bắc Kạn 63 ha, Thanh Hóa 20 ha và Nghệ An 20 ha.

Tại Cao Bằng, châu chấu non tuổi 2-4 đang phân tán ra diện rộng hơn, theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng, diện tích các ổ dịch châu chấu hiện nay là trên 517 ha gồm 315,2 ha trên rừng vầu, 165,2 ha trên cỏ dại, ngoài ra còn 26,8 ha trên ngô, 6,4 ha trên lúa và 3,5 ha trên cây thuốc lá. Các diện tích có châu chấu phân bố ở các huyện Hòa An (các xã Bạch Đằng, Hồng Việt, Lê Chung, Thị trấn Nước Hai); huyện Nguyên Bình (các xã Vũ Minh, Triệu Nguyên, Thể Dục, Thịnh Vượng); huyện Thạch An (xã Minh Khai, Canh Tân, Quang Trọng, Kim Đồng); huyện Hà Quảng (các xã Thanh Long, Lương Can, thị trấn Thông Nông); Thành phố cao Bằng (Phường Đề Thám, xã Hưng Đạo, xã Chu Trinh) và vài ổ ở huyện Bảo Lâm (xã Thái Sơn).

Trên cây trồng mật độ châu chấu phổ biến 80 -150con/m2, cao 200-400 con/m2; trên rừng vầu mật độ phổ biến 500-1.000 con/m2, cao 2.500-3.000 con/m2, cục bộ 7.000-8.000 con/m2; trên cỏ dại mật độ châu chấu phổ biến 200 - 400 con/m2, cao 600-800 con/m2. Châu chấu tre lưng vàng không chỉ xuất hiện ở Cao Bằng, tại xã Văn Vũ, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn có 63 ha rừng tre, luồng, vầu nhiễm châu chấu tre lưng vàng. Cũng trên tre, luồng, vầu tại tỉnh Điện Biên có 0,5 ha nhiễm (xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé); tại Sơn La có 10 ha nhiễm châu chấu tre lưng vàng ở xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ. Tại Lạng Sơn cũng xuất hiện các ổ châu chấu tre lưng vàng với diện tích 11,6 ha ở xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia và xã Đại Đồng, Khánh Long huyện Tràng Định.

Tình hình châu chấu tre lưng vàng đang bùng phát vẫn là quy luật phát sinh gây hại hằng năm. So cùng kỳ các năm trước, diện tích nhiễm châu chấu tre hiện nay cao hơn năm 2023 và năm 2022 nhưng thấp hơn năm 2021 (trên 1.000 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An) và thấp hơn nhiều so năm 2016 (3.700 ha).

Các địa phương đã chủ động điều tra phát hiện, nắm tình hình và tổ chức phòng trừ theo quy mô từng ổ dịch. Ở thời điểm cuối tháng 5 hiện nay là thời điểm các ổ châu chấu nở và bắt đầu phân tán, còn nhiều ổ chưa được phát hiện nên các địa phương cần phải chỉ đạo hệ thống cơ quan chuyên ngành BVTV cấp tỉnh, huyện và phối hợp với chính quyền cấp xã, thôn bản, kiểm lâm, bộ đội biên phòng, người dân... để nắm thông tin ổ châu chấu non và phòng trừ càng sớm càng hiệu quả.

Châu chấu tre lưng vàng phát sinh gây hại lúa ở huyện Bình Gia, Lạng Sơn.

- Đối với các địa phương đã có châu chấu tre lưng vàng phát sinh gây hại:

+ Tăng cường tổ chức điều tra, theo dõi, phát hiện và xử lý ngay từ khi mới nở, không để lây lan ra diện rộng, đặc biệt tại những điểm có nhiều xác châu chấu trưởng thành chết từ năm trước và khu vực đẻ trứng tập trung; theo dõi, xác định vị trí di chuyển của châu chấu tre.

+ Phối hợp với UBND cấp huyện chỉ đạo tới tất cả các xã trên địa bàn thông báo tình hình châu chấu tre gây hại cùng các biện pháp chỉ đạo phòng trừ.

+ Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn chủ rừng và nông dân tăng cường kiểm tra các diện tích rừng vầu, nứa, tre, luồng trên địa bàn; phát hiện và phòng trừ sớm, đồng thời báo ngay với cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Tổ chức tập huấn về cách nhận biết và kỹ thuật phòng trừ châu chấu tre lưng vàng cho các hộ nông dân.

+ Chủ động huy động mọi nguồn lực tại địa phương hỗ trợ nông dân tiến hành phun thuốc diệt trừ châu chấu khi chúng di chuyển xuống gây hại cây trồng nông nghiệp.

- Đối với các địa phương chưa phát hiện có châu chấu tre lưng vàng cần phải tăng cường tổ chức điều tra, theo dõi, dự báo khả năng phát sinh phát triển của châu chấu tre lưng vàng để chủ động phương án phòng, chống, kịp thời ngăn chặn phát sinh gây hại trên diện rộng.

Châu chấu non có nhiều loài thiên địch sử dụng chúng là thức ăn như gia cầm, chim, thú ăn tạp, bò sát... nhưng khi châu chấu bùng phát số lượng lớn cần khuyến khích người dân áp dụng các các biện pháp diệt châu chấu theo thứ tự: Sử dụng vợt bắt cho gia cầm ăn (trực tiếp hoặc chế biến), ngâm ủ thành phân hữu cơ hoặc đem tiêu hủy; sử dụng thuốc BVTV sinh học, hóa học để phun trừ (khi phun cần phun theo hình thức bao vây, cuốn chiếu để tăng hiệu quả). Có thể sử dụng các dụng cụ phun rải thuốc BVTV thông thường hoặc dùng thiết bị UAV, máy xông khói đều có hiệu quả cao, phù hợp với đặc điểm sinh học của châu chấu và đặc thù rừng núi.

Trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện nay có 3 loại thuốc BVTV đăng ký phòng trừ châu chấu tre lưng vàng có hoạt chất là Imidacloprid (Anvado 100WP), Thiosultap-sodium/Nereistoxin (Neretox  95WP), Emamectin benzoate + Lufenuron (Lufen extra 100EC).

Trước tình hình châu chấu tre lưng vàng bùng phát, Cục Bảo vệ thực vật đã nắm tình hình ở các tỉnh, tổ chức đoàn cán bộ đi kiểm tra thực địa ở Cao Bằng và một số địa điểm phát sinh ổ dịch, phối hợp và hỗ trợ các địa phương chỉ đạo phòng chống châu chấu tre lưng vàng với phương châm phòng trừ ngay từ khi châu chấu mới nở, châu chấu non, phạm vi ổ dịch còn nhỏ nhằm bảo vệ sản xuất nông, lâm nghiệp.

Bùi Xuân Phong Cục Bảo vệ thực vật
Tin khác
Tập huấn chuyển đổi phương thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Tập huấn chuyển đổi phương thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Tiền Giang Cục Bảo vệ thực vật xem xét trình Bộ NN-PTNT đưa vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam các loại thuốc an toàn với sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, an toàn với nông sản.

Khởi động mô hình nông nghiệp tuần hoàn thứ 2 do IRRI hỗ trợ
Khởi động mô hình nông nghiệp tuần hoàn thứ 2 do IRRI hỗ trợ

Mô hình kinh tế kinh tế nông nghiệp tuần hoàn từ rơm được Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) hỗ trợ tại HTX Tiến Thuận thuộc xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.

Nâng tầm trải nghiệm du lịch ẩm thực bằng các thực hành tốt
Nâng tầm trải nghiệm du lịch ẩm thực bằng các thực hành tốt

Là điểm du lịch nổi tiếng, Thừa Thiên Huế rất chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm bởi ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe khách hàng và ấn tượng về chất lượng dịch vụ.

Thịt lợn an toàn hơn từ những can thiệp đơn giản
Thịt lợn an toàn hơn từ những can thiệp đơn giản

Sử dụng bề mặt, dụng cụ sạch sẽ; phân tách thịt, nội tạng, thực phẩm sống, chín; vệ sinh và sát trùng tay thường xuyên… sẽ giảm đáng kể nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Tằm Việt sau hàng thập kỷ ngủ đông đã thức giấc: Nhà máy tơ cứu cả vùng nguyên liệu
Tằm Việt sau hàng thập kỷ ngủ đông đã thức giấc: Nhà máy tơ cứu cả vùng nguyên liệu

Thấy nhà máy rộng thênh thang, những dây chuyền ươm tơ tự động chỉ có ít người mà vẫn vận hành tốt, tôi mê mải chọn góc chụp ảnh đến khi ngã oạch một cái.

Tằm Việt sau hàng thập kỷ ngủ đông đã thức giấc: Trồng 3 mẫu dâu vẫn có thời gian đánh bóng chuyền
Tằm Việt sau hàng thập kỷ ngủ đông đã thức giấc: Trồng 3 mẫu dâu vẫn có thời gian đánh bóng chuyền

Đôi bàn tay chị Trần Thị Yến rắc dâu vào các giá tằm khổng lồ dài 5m, rộng 1,5m cũng nhanh như những cú đánh bóng chuyền của chị trong đội tuyển địa phương.

Lão nông Chín Hóa tiếp tục tạo thành công giống măng cụt hạt lép
Lão nông Chín Hóa tiếp tục tạo thành công giống măng cụt hạt lép

Ông Chín Hóa, ‘cha đẻ’ của giống sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa vừa công bố chọn tạo thành công giống măng cụt hạt lép với những đặc tính ưu việt.

Tằm Việt sau hàng thập kỷ ngủ đông đã thức giấc: Thăm nhà nuôi tằm kiểu mẫu
Tằm Việt sau hàng thập kỷ ngủ đông đã thức giấc: Thăm nhà nuôi tằm kiểu mẫu

Phải đợi mấy tháng, khi mùa đông kết thúc cái hẹn của tôi với Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương mới thành bởi đó cũng là vào mùa tằm.

Tằm Việt sau hàng thập kỷ ngủ đông đã thức giấc: Thoái lui khỏi đồng bằng
Tằm Việt sau hàng thập kỷ ngủ đông đã thức giấc: Thoái lui khỏi đồng bằng

Tổng kết mô hình nuôi tằm trên nền nhà thành công, trong 3 xã chỉ có Việt Thành (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) là duy trì và phát triển mạnh như ngày nay.

Kem đánh răng, xà phòng, chỉ phẫu thuật, xương nhân tạo từ tơ tằm
Kem đánh răng, xà phòng, chỉ phẫu thuật, xương nhân tạo từ tơ tằm1

Tôi sinh ra, lớn lên ở một trại tằm nhưng vẫn hết sức ngỡ ngàng khi lần đầu tiên được đánh răng bằng thứ kem chế từ tơ tằm, mềm, mượt như lụa ấy.

5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.