| Hotline: 0983.970.780

Chủ động phòng chống châu chấu tre lưng vàng

Thứ Tư 13/03/2019 , 14:20 (GMT+7)

Cục BVTV ngày 11/2 đã có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành đề nghị chủ động các phương án phòng chống châu chấu tre lưng vàng.

15-57-00_20170420_151252
Điều tra phát hiện các ổ châu chấu tre đẻ trứng

Theo Cục BVTV, năm 2017, châu chấu tre lưng vàng đã phát sinh và gây hại trên diện rộng tại nhiều địa phương với diện tích gần 4.000 ha (trong đó tỉnh Bắc Kạn phải công bố dịch).

Năm 2018, châu chấu tre lưng vàng tiếp tục phát sinh và gây hại hơn 2.200 ha cây trồng, chủ yếu là cây lâm nghiệp. Đây là loài sinh vật gây hại có khả năng di chuyển nhanh, sức phá hại lớn, khó kiểm soát khi tuổi lớn. Theo quy luật, trứng châu chấu tre thường bắt đầu nở vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên năm nay, do mùa đông ấm nên dự báo trứng châu chấu tre sẽ nở sớm hơn năm 2018.

Để chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do châu chấu tre gây ra, Cục BVTV đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành chỉ đạo triển khai một số nội dung gồm: Lập kế hoạch và phương án phòng chống châu chấu tre hại cây trồng, chủ động các phương tiện phun thuốc, lượng thuốc BVTV và nhân lực để kịp thời triển khai đồng loạt các biện pháp phòng chống, ngăn chặn châu chấu tre phát sinh và gây hại cây trồng trên diện rộng. Đặc biệt, cần tăng cường hợp tác với các địa phương của nước bạn Lào có chung đường biên giới với Việt Nam để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và phối hợp phòng chống châu chấu tre lưng vàng.

Đồng thời, bố trí cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, chủ động điều tra, theo dõi, phát hiện và chỉ đạo, hướng dẫn xử lí ngay từ khi châu chấu non mới nở. Trong đó đặc biệt lưu ý tại các khu vực có xác châu chấu trưởng thành chết từ năm trước và địa điểm đẻ trứng tập trung của châu chấu tre; lưu giữ cơ sở dữ liệu, lập bản đồ phân bố nơi đẻ trứng và nơi gây hại của châu chấu tre (địa chỉ, định vị GPS) hàng năm nhằm xác định quy luật phục vụ công tác phòng chống.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT phối hợp với UBND cấp huyện, chỉ đạo tới tất cả các xã chủ động thông báo tới người dân diễn biến tình hình, diễn biến dịch châu chấu tre và các biện pháp phòng chống. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn chủ rừng và nông dân tăng cường kiểm tra các diện tích rừng vầu, nứa, tre, luồng và cây trồng nông nghiệp để sớm phát hiện và thông báo ngay cho cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lí kịp thời.

Cục BVTV cũng đề nghị các địa phương tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật xã và nông dân về đặc điểm, quy luật phát sinh và các biện pháp quản lí châu chấu tre lưng vàng theo tài liệu đã được FAO và Cục BVTV phát hành. Đồng thời, chủ động mọi nguồn lực tại địa phương để hỗ trợ người dân phun thuốc diệt trừ trong trường hợp châu chấu tre lưng vàng di chuyển xuống và gây hại cho cây trồng nông nghiệp, lưu ý sử dụng các loại thuốc trừ châu chấu tre có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, trong đó khuyến khích sử dụng sản phẩm nấm xanh Metarhizium để phòng trừ châu chấu.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất