Chiếc khoen đồng: Nghĩ nhanh về một cuốn sách khó nhằn

Nhà văn XUÂN BA - Thứ Năm, 16/02/2023 , 15:18 (GMT+7)

Gần đây thủ lĩnh Hội Văn Bút Nguyễn Quang Thiều đã không chịu thúc thủ, phó mặc cho sự bình bình và nhàm chán. Bằng chứng là có một số cuốn bắt mắt bạn đọc kén bạn đọc, như cuốn Chiếc Khoen Đồng.

Cuốn Chiếc khoen đồng của nhà văn Phạm Lưu Vũ.

Sẵn mớ tâm trạng lấn bấn cùng thích thú và ít nhiều hoang mang với những LUẬN NGỮ TÂN THƯ, GIỌT LỆ NAM XƯƠNG… (Gần đây lão lại chiếm Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn 2018-2020 của Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm với hai truyện ngắn “Chiếc khoen đồng” và “Giọt lệ Nam Xương” (được chọn in trong cuốn sách này) nên với tâm trạng ngần ngại lẫn háo hức, giở tiếp Chiếc Khoen Đồng (CKĐ).

Cuốn CKĐ tập hợp 10 truyện ngắn được  chọn từ vài chục tác phẩm viết trong vòng hai năm gần đây. Với 450 trang in.

Phải mất nhiều ngày, phần vì bận và cả ngại nữa nên việc đọc cứ lúc đứt lúc nối. Tạm gấp CKĐ thì lại càng… hoang mang tợn!

Quả là Chiếc Khoen Đồng như cánh đọc quen kháo nhau là một cuốn khó nhằn!

Khó nhằn? Phải vậy không mà NXB Hội Nhà văn cách nay mấy tháng đã từng (đã phải?) tổ chức một buổi lễ ra mắt, giới thiệu tập truyện ngắn này.

Như NXB từng khẳng định chắc khừ. Cuốn sách không chỉ dày dặn về dung lượng mà thực sự “nặng kí” về nội dung!

Tôi mang máng về những cuộc Lễ Ra Mắt hoặc Hội thảo này khác.

Thường là với cái đích quảng cáo cho tác phẩm hoặc cái kiểu dịch từ tiếng Việt ra… tiếng Việt!

Chứ lại không à? Bởi nhiều cuốn sách được một tập thể xúm tay nhiệt tình của những nhà phê bình có tên có tuổi luận bình. Công nhận kiểu giải mã tập thể như thế đem lại một hiệu ứng đọc khá là tích cực! CKĐ chẳng biết có nằm trong sự quy chiếu ấy không? Bởi trong không khí hội thảo sôi nổi, người ta săm soi, phân tách mổ xẻ luận bàn để phát lộ cho kỳ được một sự lạ rằng trong làng văn học Việt Nam đương đại, đương phát lộ một cây viết Phạm Lưu Vũ như một ẩn sĩ của “văn phái thần chưởng” luyện chữ như thể luyện gươm từng du ký trong cõi mộng mị vô vi vô cùng của nhiều sắc đạo!

Rằng văn Phạm Lưu Vũ sắc thái ma mỵ biến ảo trong hệ sinh quyển Phật giáo nhưng là Phật giáo hiện đại, dấn thân đồng hành cùng nhân quần và cả giới Tiên Thánh. Có thể nói, tác giả Phạm Lưu Vũ luôn giữ được cho mình một tâm thế văn chương bản lĩnh!

Buổi Lễ ra mắt sách ấy na ná như việc xuất bản một thứ tự vị, một thứ từ điển cung cấp những từ khóa cần thiết để người đọc tra cứu cuốn khó nhằn Chiếc Khoen Đồng!

Bởi chả dễ chi mà lĩnh hội đầy đủ, thấu đáo của những nhận xét đại loại.

Nhà văn Phạm Lưu Vũ tặng tác giả Xuân Ba.

“… Thế giới nghệ thuật của Phạm Lưu Vũ, không phải người với di sản văn hóa hay trong thời cuộc như các tác giả khác. Mà là tiên, Phật, thánh thần sống với người. Họ là “quan sát viên” của thế giới người; khi cần thì can thiệp cùng người chống giặc ngoại xâm, giặc cướp hay lũ tham quan ô lại biến thái. Họ như các hiền giả, tìm cách mang minh triết đến cho con người, thông qua lời tiên tri như chiếc khoen đồng, rằng bản lĩnh và bản sắc một con người, một dòng họ (và suy ra một dân tộc) là không thể mất, dù có thời nó chìm, nó tồn tại trong một hình hài khác, nhưng cứ có nhân nhân (lại) mọc, vô nhân (thì) nhân trẩm (không mọc, biến mất). Hay như ở “Giọt lệ Nam Xương”, minh triết rằng, dẫu có là Tiên Thánh, là Giời mà trong lúc quốc gia bị đặt trên lẽ hưng vong đánh giặc giữ bình yên cho nước, giữ toàn vẹn lãnh thổ của nước mà không đồng lòng cùng dân tộc, chỉ tìm cách né tránh, định vân du đến cõi cực lạc của riêng mình, thì vẫn sẽ bị Vô vị Chân nhân cai quản địa tiên xứ Nam Diêm phù đề quăng lưới tóm lại, giam vào rọ sắt thời gian đến thành hóa thạch mà sám hối lỗi lầm…”, v.v. (Hết trích).

Nén lại những rờn rợn, hoang mang. Nhiều đoạn có cảm giác thích thú bởi được dẫm lên những bước chân quen quen của thủ pháp, của ngôn ngữ độc đáo, sở trường của Phạm Lưu Vũ.

Một bậc chân nhân mà “gương mặt Ngài đỏ như tiết canh giữa bạch hà nhô một cục thịt to bằng quả ổi”  (Chiếc Khoen Đồng. Trang 7).

Một kiểu dạy sử khuyến học dạy học trò yêu sử theo cách của Phạm Lưu Vũ?

“Chủng người phía Bắc vốn là chủng A tu la (?) đã hết phước mà đầu chẳng khác loài quỷ dữ chỉ thích  sinh sự gây chiến tranh để chiếm bờ cõi” (SĐD. Trg12).

“Thuở ấy Nam Bắc còn mờ mịt chưa phân định rõ ràng… (SĐD. Trg 71).

Những đoạn tạm ngừng nghỉ như này là cần thiết để người đọc kịp định thần. Na ná hiệu ứng dấu lặng, khoảng lặng trong bản nhạc vậy?

“Kiếp người là vô thường thì vật cũng vô thường. Nay nó là cái này, mai sẽ là cái khác thì việc ấy cũng chẳng có chi lạ” (Lời sư Hoàn. SĐD. Trang 53).

Những dòng huyền sử viết về sự xuất hiện trống đồng sự tích con vờ là những trang, chữ đẹp lộng lẫy đến nhiêu khê!

Tôi mặc kệ chả nên băn khoăn khi đọc bất chợt sựng lại khi vấp phải những từ mới. Phạm Lưu Vũ tự nghĩ tự sắm ra để dùng đấy! Bởi có tra từ điển cũng chả có.

Một Phạm Lưu Vũ luôn làm mới mình với cách đó?

Loáng thoáng nghĩ đến những nguy hiểm.

Nguy hiểm bởi lão đã đề ra một định đề. Rằng người ta không thể thản nhiên và gọn lỏn viết mấy chữ là KHÔNG TÔN GIÁO là VÔ THẦN như cái cách ghi trong lý lịch cán bộ trước nay! Mà phải có thần hữu thần, phải có tôn giáo. Tôn giáo ấy không hẳn là Chúa Giê su hoặc là Phật. Mà là NIỀM TIN dẫu có là mong manh?

Như cái cách người ta phải tin vào sự hữu hạn của mình trong cái vô cùng của Trời Đất?

Sử dụng những từ khóa trong cuốn tự vị mà Lễ ra mắt sách CKĐ của Phạm Lưu Vũ cung cấp, cũng tàm tạm vỡ vạc chút chút điều này lẽ khác.

Như có cớ để mà liên tưởng đến những hiện tượng Phật giáo xuất thế hay nhập thế trường hợp của sư Thiện Chiếu trút áo cà sa xông ra trận tiền đánh giặc chẳng hạn?

Rằng đọc lão cố bóc tách cái lớp vỏ đôi khi lòe loẹt ma mỵ thì trần sì một cái nhân dung dị và đôi lúc đáng yêu đến bất ngờ! Chả phải rắc rối lập dị như có ai đó đã phàn nàn? Nói tóm lại thì lão cũng nguy hiểm vừa phải thôi!

Lão tác giả như người phiên dịch, nhà truyền giáo bình dân với cái áo khoác sặc sỡ lấp lánh chút ma mỵ?

Y đương thập thững đôi lúc loạng choạng giữa đời thường giữa nhân gian cùng dân gian và mải mốt cùng hăng say kiên nhẫn những là minh chứng cùng chuyển dịch những khái niệm xóc óc rắc rối.

Những khái niệm cùng vô số luận điểm nhuốm màu bất khả tri luận siêu hình nhưng lại là dưới dạng thứ ca dao hò vè thành lời ăn tiếng nói của dân gian hồn hậu như nhiên vi nhiên!

Đôi hồi lại những hoang mang này khác, đọc lão thấy như có chút rành rẽ tĩnh trí để mang máng rằng Phật là gì? Phật giáo nhập thế hay xuất thế... Cả cái lẽ vô vi sắc sắc không không là chi chi nữa?

Hoặc lẽ ĐẠO lẽ ĐỜI lẽ THIỀN trong minh triết của Điêu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc san hề khốn tắc miên. Gia trung hửu bảo hưu tầm mích. Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền. (Cõi trần vui đạo, hãy tùy duyên/ Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền / Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm/ Vô tâm trước cảnh, hỏi chi Thiền).

Rồi nữa.

Thôn trước thôn sau tựa khói lồng/ Bóng chiều bên có lại bên không/ Theo hồi kèn mục trâu về hết/ Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Hay thêm chút tự tin thanh thản mà thưởng thức cái phần ĐẠO trong câu ca dao Nam Bộ rất ĐỜI về sự thích nghi, hòa đồng.

Ra đi gặp vịt cũng lùa/ Gặp duyên cũng kết gặp chùa cũng tu.

Tóm lại,  đọc Phạm Lưu Vũ, hình như từng có ông lòe, dọa, cảnh tỉnh rằng, bạn phải có một căn cốt, một cái đế nào đó thì mới không bị choáng bị ngợp trong trận đồ bát quái của trường liên tưởng (?!).

Cái trường ấy đôi khi rắc rối, lằng nhằng!

Chả thế mà một nhà văn kiêm bực thức giả phía Nam khi tiếp cận với sách của lão họ Phạm này hình như mắc vào mê cung ấy nên đã hồn nhiên lẫn điên tiết kêu toáng lên rằng, cái lão (PLV) này mắc cái chứng… quàng xiên!

Có một câu của Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng (một bài giảng ở Nhà Thờ Lớn mà tôi hân hạnh được nghe). Câu ấy như đúc kết (mà Ngài cũng luôn hằng mong muốn) về phẩm chất cùng nghị lực của các đấng chăn chiên và truyền giáo là phải luyện sao cho tâm hồn đơn sơ như chim bồ câu và lanh khôn như rắn!

Lẩn thẩn nghĩ có khi bê mượn câu ấy để vận vào địa hạt của những người đang ì ạch vác sứ mệnh chăn chữ lẫn truyền chữ như Phạm Lưu Vũ cũng hơi bị hạp?

Nhưng mà khó thay! Muốn can dự vào phẩm trật và lộ trình ấy cần lắm lắm những ẩn nhẫn, cô đơn và đựng, chịu!

Lại nghĩ thêm về tổ hợp từ của cổ nhân TÂM VIÊN Ý MÃ.

Là Tạo hóa đã định hình đã mặc định trong con người ta có một con ngựa và con vượn.

Là muốn tĩnh tâm phải chế ngự cho được con ngựa chứng thi thoảng chực lồng lên trong tâm tưởng ý nghĩ và cả những bước nhẩy nhót loăng quang của con vượn?

Là tôi đang nhắc tới cái đoạn ai đó bột phát sửng cồ khi người khác, nhất là người đối thoại tự dưng lệch với ý mình?

Là nhà truyền chữ là đấng chăn chữ lại càng cần cái sự giữ mình sửa mình vậy?

Nói gì thì nói, trong mặt bằng xuất bản lẫn sự đọc bây giờ phải chịu ơn NXB Hội Nhà văn!

Gần đây thủ lĩnh Hội Văn Bút Nguyễn Quang Thiều đã không chịu thúc thủ, phó mặc cho sự bình bình và nhàm chán hoành hành. Bằng chứng là có một số cuốn bắt mắt bạn đọc kén bạn đọc thậm chí gây  ra những sự ồn ào này khác.

Nhà văn XUÂN BA
Tin khác
Giải thưởng Trần Văn Giàu trao cho công trình nghiên cứu đô thị
Giải thưởng Trần Văn Giàu trao cho công trình nghiên cứu đô thị

Giải thưởng Trần Văn Giàu năm 2024 trao cho công trình nghiên cứu ‘Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ’, vào sáng 28/9 tại TP.HCM.

Người lính già cầm trăng đợi chờ vì sợ đêm đi mất
Người lính già cầm trăng đợi chờ vì sợ đêm đi mất

Người lính già là cách nhà thơ Nguyễn Văn Hiếu tự nhận ở tuổi 80, khi ông giới thiệu tuyển thơ chắt chiu đời mình với bạn đọc, vào sáng 27/9 tại TP.HCM.

Nửa giờ cùng bác sĩ Alexandre Yersin
Nửa giờ cùng bác sĩ Alexandre Yersin

Alexandre Yersin là vị bác sĩ người Pháp đã gắn bó trọn đời với mảnh đất Nha Trang, có nhiều đóng góp nền tảng, quan trọng về y học, nông nghiệp.

Tiếng Việt giàu đẹp và cuộc hội ngộ người yêu tiếng Việt
Tiếng Việt giàu đẹp và cuộc hội ngộ người yêu tiếng Việt

'Tiếng Việt giàu đẹp' là bộ sách được nhiều giới yêu thích, lần đầu tiên có cuộc giao lưu giữa tác giả và độc giả, vào sáng 21/9 tại Đường sách TP.HCM.

Chiến sĩ công an bất ngờ xuất hiện ở phố trọ thi ca
Chiến sĩ công an bất ngờ xuất hiện ở phố trọ thi ca

Chiến sĩ công an Trần Lê Anh Tuấn mang đến đời sống văn chương một giọng điệu thi ca tương đối riêng biệt, qua tập thơ đầu tay có tên gọi ‘Phố trọ’.

Bão nay
Bão nay

Còn tôi cũng ước, ước những đồng bào của mình đang nằm đâu đó dưới lớp bùn đất và nước lũ kia cũng được hồi sinh.

Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian

Ký ức làng xưa bên dòng sông Lam được tác giả Hoa Mai tái hiện một cách sinh động qua tập tản văn giàu chất thơ, có tên gọi ‘Trên đôi cánh thời gian’.

Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi
Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Thiên tai khắc nghiệt đẩy hàng triệu số phận con người vào hoàn cảnh bi thương, được nhiều thế hệ nhà thơ Việt phản ánh trong các sáng tác thi ca.

'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ
'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ

‘Tư duy ngược’ được xem như một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống hiện đại, nhưng sự đón nhận của độc giả trẻ cũng có nhiều góc độ khác nhau.

Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp
Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp

Danh họa Hồ Hữu Thủ, một tên tuổi hàng đầu của giới mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vừa qua đời tại TP.HCM sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 85 tuổi.  

Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm
Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm

Thiên nhiên vẫy gọi mỗi cá nhân phải có hành động tích cực để bảo vệ môi trường sống, đó là thông điệp chủ yếu trong tập truyện ‘Lưng người thăm thẳm’.

Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa
Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa

Bác sĩ Hoàng Thạch gửi gắm nhiều tâm sự với cố hương trong tập thơ ‘Hoài niệm chiều’ giăng mắc buồn thương xa vắng của một thân phận tha phương.