Triển lãm công nghệ nông nghiệp Agritechnica 2024

Chuyên gia Thái Lan chia sẻ kỹ thuật sấy nông nghiệp giúp giảm phát thải

Linh Linh - Quỳnh Chi - Thứ Tư, 22/05/2024 , 16:00 (GMT+7)

Quá trình sấy nông sản tiêu thụ năng lượng, góp phần đáng kể vào việc phát thải khí nhà kính. Do đó, việc thực hiện các biện pháp bền vững là điều cần thiết.

Chính sách toàn cầu thúc đẩy nghiên cứu phương pháp sấy giảm phát thải

Trong khuôn khổ hội thảo chuyên đề “Kỹ thuật nông nghiệp thông minh phục vụ thế giới bền vững và chống chịu” tại sự kiện Hội chợ thương mại quốc tế Agritechnica Asia & Horti Asia 2024, chuyên gia từ Thái Lan chia sẻ về kinh nghiệm về kỹ thuật sấy trong nông nhiệp và hướng dẫn ứng phó phát thải khí nhà kính.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, phát thải khí nhà kính làm tăng nhiệt độ toàn cầu, với dự đoán cho thấy mức tăng từ 1,5 đến 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Sự gia tăng nhiệt độ này có những tác động sâu rộng, bao gồm mực nước biển dâng, axit hóa đại dương, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, phá hủy hệ sinh thái và tác động đáng kể đến sức khỏe.

GS Somchart Soponronnarit, Đại học Công nghệ Thonburi King Mongkut tại hội thảo chuyển đề. Ảnh: Quỳnh Chi. 

Là một người tham gia sâu vào nghiên cứu về công nghiệp sấy nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh khí hậu nóng ẩm của Thái Lan, GS Somchart Soponronnarit, Đại học Công nghệ Thonburi King Mongkut khẳng định thực trạng của ngành nông nghiệp trước biến đổi khí hậu. Ông cho rằng, sự tác động này rõ ràng hơn cả đối với các loại cây trồng kinh tế chủ lực như lúa, ngô, mía, sắn, trái cây và rau quả.

Sấy khô là một trong những công nghệ lâu đời nhất để bảo quản nông sản. Thóc và ngô là những loại hạt quan trọng nhất được sản xuất ở Thái Lan, với độ ẩm khi thu hoạch khoảng 18 - 25%. Sản phẩm phải được sấy khô nhanh chóng đến mức 14% để tránh hư hỏng.

Chất lượng lúa thường gặp vấn đề nghiêm trọng như hạt bị vàng và gãy, trong khi ngô thường bị nấm và aflatoxin, đặc biệt là trong ngành thức ăn chăn nuôi. Trên thực thế, Thái Lan xuất khẩu một lượng đáng kể đồ khô mỗi năm, chẳng hạn như quả dứa glace, đu đủ glace, xoài glace... Thành phẩm của quá trình sấy khô thường được xử lý gần cuối dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao trước khi xuất khẩu.

Trong khi đó, quá trình sấy nông sản tiêu thụ năng lượng nhiều, góp phần đáng kể vào việc phát thải khí nhà kính, việc thực hiện các biện pháp bền vững là điều cần thiết để giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu như sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa quy trình sấy khô và giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch. 

Các loại thảo mộc trong nhà sấy bằng năng lượng mặt trời. Ảnh: TL. 

Để nâng cao hơn nữa tính bền vững của sấy nông nghiệp, các chính sách toàn cầu như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đóng một vai trò quan trọng. CBAM đặt mục tiêu giải quyết vấn đề rò rỉ carbon và tạo sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp trong nước bằng cách áp giá carbon đối với hàng hóa nhập khẩu dựa trên lượng khí thải carbon của chúng. Chính sách này khuyến khích các ngành công nghiệp trên toàn thế giới áp dụng các biện pháp thực hành xanh hơn, bao gồm cả các biện pháp trong nông nghiệp. Hơn nữa, các chính sách toàn cầu như CBAM có thể thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Đối với Thái Lan, quốc gia cam kết đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050 và lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2065, những thực tiễn và chính sách này rất quan trọng. Bằng cách áp dụng các biện pháp này, ngành nông nghiệp Thái Lan có thể nâng cao khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu, cải thiện năng suất và đóng góp cho một tương lai bền vững.

Phương pháp bền vững áp dụng tại Thái Lan

GS Somchart Soponronnarit cho rằng việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, sinh khối và các nguồn năng lượng tái tạo khác là điều cần thiết. Đặc biệt, sấy bằng năng lượng mặt trời và sấy bơm nhiệt bằng năng lượng mặt trời có hiệu quả cao và hiện có giá cả phải chăng hơn nhờ những tiến bộ trong công nghệ pin mặt trời, cung cấp giải pháp thay thế tiết kiệm chi phí cho nhiên liệu hóa thạch.

Thứ hai, đầu tư vào các công nghệ sấy tiết kiệm năng lượng như sấy bơm nhiệt có thể giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng. Mặc dù việc duy trì các công nghệ này đòi hỏi phải có chuyên môn nhưng hiệu quả của chúng vượt trội so với các phương pháp sấy nhiệt độ cao truyền thống.

Bên cạnh đó, chuyên gia Thái Lan cho rằng có thể tối ưu hóa quy trình sấy khô thông qua các công nghệ tiên tiến như cảm biến, máy học và trí tuệ nhân tạo có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả và giảm mức sử dụng năng lượng.

Các chuyên gia tham dự Hội thảo chuyên đề “Kỹ thuật nông nghiệp thông minh phục vụ thế giới bền vững và chống chịu”. Ảnh: Quỳnh Chi.

Giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch là rất quan trọng, vì các kỹ thuật như sấy thóc trong kho sử dụng ít năng lượng hơn đáng kể (1 đến 2 MJ/kg nước bay hơi) so với sấy ở nhiệt độ cao (trên 4 MJ/kg). Những biện pháp thực hành kết hợp này không chỉ giảm thiểu phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy tính bền vững về môi trường trong quá trình sấy nông sản.

Từ kinh nghiệm của Thái Lan và một số quốc gia khác có thể minh chứng sự thành công một số phương pháp sấy khô.

Ông Soponronnarit lấy ví dụ từ sấy thóc trong kho gồm tận dụng không khí xung quanh để sấy thóc và lưu trữ với số lượng lớn. Đây là phương pháp có hiệu suất năng lượng cao và tiêu tốn lượng điện tối thiểu. Hiện phương pháp này có thể áp dụng với chi phí hiệu quả bằng cách sử dụng pin mặt trời.

Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích như phương pháp sấy hai giai đoạn, sau khi sấy ở nhiệt độ cao ban đầu. Các phương pháp sấy hạt ở nhiệt độ cao như sấy tầng cố định, sấy mẻ tách rời và sấy dòng chảy liên tục (bao gồm máy sấy dòng hỗn hợp và dòng chảy chéo) cũng được sử dụng. Những phương pháp này khác nhau về hiệu quả và khả năng áp dụng tùy thuộc vào độ ẩm ban đầu và điều kiện môi trường.

Ngoài ra, các công nghệ sấy cải tiến như máy sấy ba giai đoạn đã được nâng cấp thành công từ nguyên mẫu để xử lý công suất lớn hơn, giảm độ ẩm một cách hiệu quả và khiến chúng phù hợp cho các hoạt động quy mô lớn. Những câu chuyện thành công này nêu bật tiềm năng của việc áp dụng các phương pháp sấy khô đa dạng và sáng tạo để nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong hoạt động nông nghiệp.

Những câu chuyện thành công và khuyến nghị được cung cấp ở đây đưa ra những hướng dẫn có giá trị để đảm bảo rằng hoạt động sấy nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn hỗ trợ tính bền vững môi trường lâu dài.

“Kỹ thuật nông nghiệp thông minh phục vụ thế giới bền vững và chống chịu” do Hiệp hội Kỹ thuật Nông nghiệp Thái Lan (TSAE) và Hiệp hội Kỹ thuật Nông nghiệp châu Á (AAAE) tổ chức, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG). 

Bà Dares Kittiyopas, Chủ tịch TSAE cho biết, diễn đàn nhằm phổ biến những tiến bộ học thuật và trao đổi ý tưởng về các chủ đề khác nhau có lợi cả về mặt học thuật và thực tiễn. Hội nghị cũng đóng vai trò là nơi chia sẻ ý tưởng về lập kế hoạch và đặt mục tiêu phát triển trong tương lai về kỹ thuật nông nghiệp như nông nghiệp không đốt, kinh doanh nông sản thực phẩm...

Linh Linh - Quỳnh Chi
Tin khác
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD

Thị trường carbon quốc tế đang rất sôi động, với giá trị ước tính có thể lên tới gần 1.000 tỷ USD, đòi hỏi Việt Nam cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp

Bên cạnh việc góp phần chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đảm bảo sinh kế cho người dân, nông lâm kết hợp còn có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu trung hòa carbon.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.