| Hotline: 0983.970.780

Triển lãm công nghệ nông nghiệp Agritechnica 2024

Xúc tiến phát triển nông nghiệp bền vững từ góc nhìn của Agritechnica

Thứ Ba 21/05/2024 , 22:33 (GMT+7)

Thái Lan Hội chợ thương mại quốc tế Agritechnica Asia & Horti Asia 2024 trở thành nguồn cảm hứng cho ngành nông nghiệp toàn cầu chuyển đổi theo hướng xanh, bền vững.

Sự kiện Agritechnica Asia & Horti Asia được tổ chức từ ngày 22 - 24/5/2024 tại Trung tâm Triển lãm & Thương mại Quốc tế Bangkok (Thái Lan). Ảnh: TL.

Sự kiện Agritechnica Asia & Horti Asia được tổ chức từ ngày 22 - 24/5/2024 tại Trung tâm Triển lãm & Thương mại Quốc tế Bangkok (Thái Lan). Ảnh: TL.

Diễn ra từ ngày 22 - 24/5, tại Trung tâm Triển lãm và Thương mại Quốc tế Bangkok (BITEC), hai sự kiện này sẽ định hình lại tình hình sản xuất cây trồng và công nghệ nông nghiệp thông minh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh áp lực từ biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số và an ninh lương thực đặt ra những thách thức lớn, sự thay đổi của ngành nông nghiệp đã trở thành một cuộc cách mạng, trong đó, hai sự kiện Agritechnica Asia & Horti Asia đứng ở vị trí tiên phong nhằm “trải thảm” cho sự phát triển bền vững thông qua áp dụng công nghệ và thực hành tiên tiến.

Đổi mới ngay từ "tiền tuyến"

Năm 2024, sự kiện Agritechnica Asia & Horti Asia sẽ diễn ra hàng loạt các trình diễn của những công nghệ đổi mới chưa từng có. Từ nông nghiệp chính xác giúp giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa hiệu quả, cho đến các công nghệ sinh học hứa hẹn giúp giống cây trồng khoẻ mạnh và bền bỉ hơn, đây sẽ là sự kiện sẽ là một màn trình diễn toàn diện về tương lai của nông nghiệp. Các giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực robot, AI, và IoT cũng sẽ là điểm nhấn, mang đến cho các bên tham dự hình dung về tương lai, nơi công nghệ và truyền thống hội tụ vì lợi ích chung.

Bền vững là nguyên tắc cốt lõi

Ngoài sự tiến bộ công nghệ, các sự kiện còn nhấn mạnh tầm quan trọng của tính bền vững. Thông qua các hội thảo, buổi triển lãm và các buổi hội thảo, Agritechnica Asia và Horti Asia sẽ khám phá giải pháp tích hợp các thực hành bền vững vào chuỗi cung ứng nông nghiệp, từ hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước đến việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong hoạt động nông nghiệp. Từ đó, giúp trang bị cho nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp và các nhà hoạch định chính sách những kiến thức và công cụ cần thiết để khởi đầu con đường phát triển bền vững.

Trao quyền cho cộng đồng nông nghiệp

Một trong những khía cạnh đáng chú ý của sự kiện này là cam kết lâu dài đối với cộng đồng nông nghiệp. Thông qua xây dựng hệ sinh thái hợp tác và chia sẻ kiến thức, nông dân, các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tư tưởng có thể kết nối, chia sẻ ý tưởng và xây dựng quan hệ đối tác tại các sự kiện này. Cách tiếp cận lấy cộng đồng làm trung tâm không chỉ lan toả tác động của những tiến bộ công nghệ và bền vững mà còn đảm bảo rằng chúng dễ tiếp cận và có lợi cho tất cả các bên liên quan trong ngành nông nghiệp.

Sự kiện dự kiến đón hơn 1.000 khách khách tham quan từ 62 quốc gia, cùng 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp đến từ 28 quốc gia.

Sự kiện dự kiến đón hơn 1.000 khách khách tham quan từ 62 quốc gia, cùng 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp đến từ 28 quốc gia.

Sự kiện Agritechnica Asia & Horti Asia 2024 đón 1.500 khách tham quan từ 62 quốc gia, cùng 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp đến từ 28 quốc gia. Theo Hiệp hội Nông nghiệp Đức, sự kiện lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, biến Agritechnica trở thành trung tâm toàn cầu. Đến tham dự sự kiện, các doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học và nông dân cùng khám phá các chủ đề về nông nghiệp bền vững.

Với chủ đề “Đồng sáng tạo và Mạng lưới bền vững”, các hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ sự kiện sẽ đi sâu vào các vấn đề cấp bách. Các hội thảo mang tính liên ngành, liên vùng, kết nối các quốc gia cùng chung tay giải quyết một số vấn đề môi trường mà châu Á đang quan tâm, gồm ô nhiễm không khí do đốt phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp; con đường tiến tới giảm phát thải, đạt trung hòa carbon; ứng dụng công nghệ cao vào thực hành canh tác…

Theo đó, Hiệp hội Kỹ thuật Mía đường Thái Lan tổ chức hội thảo chủ đề “Thách thức về tính trung hòa carbon trong ngành mía đường”. Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) điều phối chuyên đề “Gieo sạ chính xác bằng drone”. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới chủ trì phiên thảo luận về “Quy định và tiêu chuẩn phát triển thị trường carbon - Liên kết đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) với tài chính khí hậu”.

Hợp tác truyền thông giữa Báo Nông nghiệp Việt Nam và Ban tổ chức sự kiện Agritechnica Asia & Horti Asia 2024 khẳng định cam kết, vai trò của Báo nhằm kết nối Việt Nam với các xu hướng, công nghệ tiên tiến trên toàn cầu.

Là đối tác truyền thông duy nhất tại Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động và nội dung hội thảo chuyên đề xuyên suốt sự kiện từ 22 - 24/5.

Xem thêm
Việt Nam - Chile thúc đẩy hợp tác trong kiểm dịch động, thực vật

Chiều 17/6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với bà Claudia Sanhueza, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Chile. 

Thủ tướng yêu cầu chủ tịch các tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Chủ tịch các tỉnh, thành phải trực tiếp chỉ đạo xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh...

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Tiêu thụ trên 75 tấn trái cây tại các dịch vụ vườn sinh thái

Đồng Nai Lễ hội Trái cây Long Khánh 2024 đã bế mạc sau 5 ngày diễn ra từ 12 đến 16/6, thu hút hơn 70 ngàn lượt du khách đến tham quan trải nghiệm.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm