Con Tốt và thành ngữ

Đặng Quỳnh Lê - Thứ Sáu, 18/11/2022 , 06:05 (GMT+7)

'Bất kì quân Tốt nào đều có tiềm năng trở thành một quân Hậu', cờ thủ nổi tiếng James Mason đã nói một câu nổi tiếng.

Tốt là một đơn vị quân được coi yếu nhất, đông đảo nhất trong cờ vuacờ tướng. Với cờ tướng, Tốt có 10 quân, cờ vua có 16 quân trong tổng số 32 quân. Trong tiếng Việt từ Tốt hay chốt (卒) là từ Hán Việt, có nghĩa là binh lính, quân sĩ; trong tiếng Hán 卒 phiên âm là (bīng) nên cũng gọi là binh.

Một thế cờ mà Tốt đen nhập cung - tướng đỏ khốn cùng.

Bài liên quan

Tiếng Anh gọi Tốt là "pawn", một từ được rút ra tiếng Pháp cổ là "paon", vốn được lấy từ thuật ngữ La Mã Trung cổ để chỉ bộ binh (foot soldier). Trong một vài ngôn ngữ, từ “Tốt” được đặt tên theo một thuật ngữ có nghĩa là người nông dân, ví dụ như tiếng Hunggari họ gọi Tốt là paraszt - nông dân.

Tốt đại diện cho binh lính, nên trong bàn cờ là lực lượng tuyến đầu, phải hứng chịu tổn thất đầu tiên và cũng là lực lượng tiên phong liều thân để tấn công. Dù đông đảo và chịu nhiều thiệt thòi vậy nhưng vai trò của chúng trong khai cuộc thường bị xem nhẹ.

Thành ngữ trong cờ tướng có câu là “Xe 10, Pháo 7, Ngựa 3”, thậm chí còn không chấm điểm cho Tốt hoặc khi bí nước đi thì phải “cờ bí dí Tốt”. Tốt có thể dễ dàng bị thí quân, hoặc có thể chấp nhận mất Tốt để đạt lợi thế nào đó.

Trong chính trị, "con tốt" thường có ý nghĩa là “người dễ dàng bị thao túng”, hoặc “kẻ bị hi sinh cho mục đích lớn hơn”. Nó phản ánh vai trò của con Tốt trong bàn cờ là yếu nhất và không quan trọng bởi vì đối với cờ tướng, Tốt chỉ di chuyển được một ô hoặc với cờ vua, thì nước đầu tiên nó có thể di chuyển 2 ô về nhưng sau đó chỉ di chuyển được một ô về phía trước. Ví dụ như người ta thường nói là “đừng để mình trở thành con tốt thí”.

Nhưng thực tế Tốt rất quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng tới khả năng cơ động của các đơn vị quân khác, cấu trúc của Tốt ảnh hưởng tới việc phòng thủ và tấn công và với tính chất đặc biệt của nó trong luật cờ. Đối với cờ tướng, khi Tốt sang sông thì nó có thể vừa đi dọc, vừa đi ngang; đối với cờ vua khi nó đã đi đến hàng cuối cùng của bàn cờ đối diện thì Tốt có thể được phong tùy ý thành Hậu, Tượng, Mã hoặc Xe. Chúng ta thử tìm hiểu một vài thành ngữ nổi bật liên quan dưới đây phản ánh điều đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ "Học đánh cờ" (cờ tướng) có hai câu thơ nổi tiếng nói về vai trò của con Tốt. Nó thông dụng đến nỗi có thể coi là một thành ngữ:

"Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,

Gặp thời, một tốt cũng thành công".

Theo nghĩa đen, Xe là đơn vị quân mạnh nhất trong cờ tướng, với khả năng đi dọc và ngang nên khả năng cơ động cao, có thể gọi là “vua chiến trường”. Nhưng nếu sử dụng không thích hợp, ví dụ như quân xe nằm ở góc, không phát huy được sức mạnh thì coi như là sự phí phạm.

“Gặp thời”, tức khi tàn cuộc, một con Tốt có thể thay đổi cục diện bàn cờ bởi vì khi qua hàng cuối cùng của bàn cờ đối diện, nó có thể đi ngang, dọc, sức mạnh được đánh giá bằng “nửa con Xe”. Nhiều ván cờ quyết định thắng thua chỉ vì hơn nhau con Tốt.

Nó cũng giống như ý nghĩa của thành ngữ Trung Quốc là "一卒之微,全局攸关" (nhất tốt chi vy, toàn cục du quan), có nghĩa là một con Tốt nhỏ bé có thể quyết định tới thắng thua.

Về nghĩa bóng, có thể có hai cách hiểu, cách hiểu thứ nhất rằng: đó là lời nhắc nhở rằng không bao giờ bỏ qua những chi tiết nhỏ. Một con tốt nhỏ bé, yếu nhất trong bàn cờ, có thể dẫn tới kết cục thua hoặc thắng.

Cách hiểu thứ hai, đó là trong một tổ chức, dù mỗi người có khả năng khác nhau, nhưng mỗi cá nhân đều có vai trò quan trọng và có giá trị, ví như con Tốt trong bàn cờ. Anh có thể lãnh đạo, có thể tài giỏi nhưng không phải là thành viên duy nhất, vì vậy vai trò của người lãnh đạo là giúp người khác “tỏa sáng”.

Có thể thấy rõ điều này trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người luôn coi trọng quần chúng và tập hợp toàn bộ các thành viên trong xã hội thành một khối đoàn kết. Ví dụ như trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc”.

Đối với cờ vua, cờ thủ nổi tiếng James Mason đã nói một câu nổi tiếng: “Every Pawn is a potential Queen”, dịch ra tiếng Việt nghĩa là: “Bất kì quân Tốt nào đều có tiềm năng trở thành một quân Hậu”. Nghĩa đen có nghĩa là con Tốt có khả năng được phong Hậu, đừng bao giờ đánh giá thấp Tốt. Về nghĩa bóng, nói về tiềm năng của một người bình thường rằng ai cũng có thể có hi vọng và đạt được những thành tựu cao nhất.

Tóm lại cách nhìn về con Tốt và những hình ảnh ẩn dụ liên quan tới nó rất mâu thuẫn. Cũng như số lượng và tính chất của nó trong bàn cờ, đông đảo nhất nhưng yếu nhất, khả năng di chuyển kém nhất nhưng lại có tiềm năng trở thành một quân mạnh trong tương lai. Một số nhân vật đã sử dụng con Tốt như một phương tiện chuyển tải tư tưởng, khá mới mẻ và ý nghĩa như đã trình bày ở trên.

Đặng Quỳnh Lê
Tin khác
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.

Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trên bia đá đền thờ tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm có tuổi đời gần 600 năm ghi dấu ấn tinh hoa làng nghề và những điều răn dạy con cháu giữ nghiêm phép nghề.

'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc
'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc

Nội dung của 'Hưng Hóa kí lược' có 12 đề mục, bao gồm đầy đủ nội dung truyền thống của một cuốn địa chí.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn với chùm thơ về vẻ đẹp đô thị năng động và bao dung, đã được trao giải nhất cuộc thi thơ ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’ năm 2024.

Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh

Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.

Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái
Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái

Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.

Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm
Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm

Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.

Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia
Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia

Học giả Nguyễn Đình Tư ở tuổi 104 được trao giải A của Giải thưởng sách quốc gia 2024 với công trình nghiên cứu về lịch sử đô thị phương Nam.

Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.

Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

‘Ký ức không phai’ là cuốn sách ghi lại kỷ niệm gắn bó với Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève.

Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của những người đã và đang đứng trên bục giảng với nhiều kỷ niệm khó quên, càng trở nên ấm áp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.