Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Bích Ngân - Thứ Sáu, 12/04/2024 , 09:00 (GMT+7)

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng buông cây súng lại cầm cây bút.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng buông cây súng lại cầm cây bút.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sinh ra và lớn lên ở Sơn Phúc, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Năm 1964, chàng trai Nguyễn Văn Hồng 19 tuổi nhập ngũ và bắt đầu sứ mệnh vẻ vang của một người lính. Ông đã tham gia cuộc chiến đấu chống Mỹ từ tháng 3/1965 đến ngày non sông thống nhất 30/4/1975, rồi ông lại tham gia cuộc chiến đấu chống Pol Pot từ tháng 6/1978 đến tháng 9/1989.

Năm 1983, ông đã trở thành sư đoàn trưởng trẻ nhất mang quân hàm đại tá. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, đại tá Nguyễn Văn Hồng đảm nhận cương vị Phó Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Lục quân 2, Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân đoàn 4.

Năm 1995, đại tá Nguyễn Văn Hồng được nghỉ hưu sau 30 năm liên tục phục vụ trong lực lượng quân đội. Thế nhưng, bề dày trận mạc và thao thức đời thường đã thúc giục ông bước vào một hành trình mới, đó là “cuộc chiến đấu tự nguyện” như tên gọi cuốn hồi ký của ông.

Với cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết, nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng từng ngày thể hiện trách nhiệm của ông trước lịch sử dân tộc, trước xương máu đồng đội và trước lương tâm chính mình. Ông không muốn một nghĩa cử cao đẹp nào bị che khuất. Ông không muốn một tấm gương anh dũng nào bị lãng quên.

Từ năm 2000 đến nay, nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng liên tục cho ra mắt nhiều tác phẩm có giá trị phản ánh tinh thần bất khuất và khát vọng hòa bình của người Việt Nam, như “Những năm tháng không quên”, “Cuộc chiến tranh bắt buộc”, “Giữa hai trận tuyến”, “Nghĩa tình đồng đội”, “Đất kim cương”, “Chiến trường khốc liệt”, “Thăm thẳm biên cương”, “Mặt trận Đông Bắc”… Nỗ lực cầm bút miệt mài của nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó có Tặng thưởng cuộc thi tiểu thuyết 2016-2020 của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Văn học sông Mê Kong năm 2021.

Trưởng thành từ một trinh sát ở chiến trường quân khu 5, nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng thông thuộc tình đất tình người vùng Quảng Ngãi, Bình Định kết nối lên Tây Nguyên. Ngoài hồi ký “Cuộc chiến đấu tự nguyện” viết trực diện về sư đoàn 3 Sao Vàng, nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng có một tiểu thuyết tiêu biểu mang tên “Đường 19”.

Với những người bình thường, đường 19 từ cảng Quy Nhơn đến cửa khẩu Lệ Thanh đi qua đèo An Khê, chỉ là một tuyến giao thông bình thường. Thế nhưng, đường 19 bước vào tiểu thuyết của nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng với 35 chương, lại cồn cào tái hiện một không gian hào hùng và bi tráng từ cuối giai đoạn chống Mỹ đến giai đoạn ứng phó nạn diệt chủng Khơ Me Đỏ.

Tiểu thuyết “Đường 19” được xâu chuỗi bằng mối tình giữa Nguyễn Mạnh Hùng và Trần Thị Thanh Mai. Họ gặp nhau khi chàng là trợ lý tác chiến, còn nàng là y tá chiến trường. Trải qua nhiều biến cố, họ trùng phùng khi chàng là trung đội trưởng, còn nàng là bác sĩ quân y. Mối tình ấy gắn liền những địa danh Diêu Trì, Phù Cát, Hoài Nhơn, Đức Phổ, An Lão… giúp độc giả hình dung một thời bom đạn nhiều mất mát, nhiều hy sinh nhưng cũng đầy nhân ái và tin yêu.

Tiểu thuyết 'Pailin thời máu lửa' được trao Giải thưởng văn học Mê Kong năm 2021.

Tiểu thuyết "Pailin thời máu lửa" được trao Giải thưởng văn học Mê Kong năm 2021.

Nơi thử thách cam go thứ hai trong đời binh nghiệp của đại tá – nhà văn Nguyễn Văn Hồng là chiến trường Campuchia, cũng được ông phục dựng bằng tiểu thuyết “Pailin thời máu lửa”. Pailin là một tỉnh của Campuchia giáp với Thái Lan, được xác định là trung tâm hậu cần quan trọng của bè lũ tàn bạo Pol Pot. Nhiệm vụ đánh chiếm Pailin và tiêu diệt tên trùm khét tiếng Tà Mok đã đặt các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam nhiều phen rơi vào gian nan và nguy hiểm, được khắc họa một cách rõ nét trong 25 chương của tiểu thuyết “Pailin thời máu lửa”.

Vượt qua nỗi ám ảnh “hễ chợp mắt là thấy đi đâu cũng gặp những cái đầu lâu nhe răng trợn mắt lăn lóc bám theo sau lưng rồi vượt lên phía trước đón đầu” ở Pailin, cuối cùng những anh bộ đội cụ Hồ cũng dành được thắng lợi và nhận ra sự thật “cuộc đời những thằng lính chúng ta, hạnh phúc luôn đi kèm bất hạnh”.

Bên cạnh các tiểu thuyết về chiến tranh, nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng có một thế mạnh nữa là thể loại bút ký. Từ những tâm huyết tìm kiếm tư liệu và gặp gỡ nhân chứng, nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng đã góp phần tôn vinh truyền thống cách mạng của quê hương mình. 69 liệt sĩ của làng Phúc Đậu, xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh được nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng vẽ lại chân dung bằng sự kết hợp văn – sử.

Đọc những bút ký của ông, độc giả càng thêm cảm phục những liệt sĩ Trần Văn Thành, Uông Văn Sâm, Nguyễn Đình Tấn, Phạm Xuân Tiu, Lê Minh Tân, Nguyễn Khắc Khoái… Họ đã rời khỏi lũy tre làng để hiến dâng cuộc đời cho Tổ quốc, và họ mãi mãi nằm xuống ở Quảng Trị, ở Đồng Nai, ở Tây Ninh, ở Gia Lai, ở Campuchia, ở Lào…

Trong số “sáu mươi chín bông hoa bất tử” của làng Phúc Đậu, nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng đặc biệt dành riêng sự thương xót cho nữ liệt sĩ Nguyễn Thị Liệu, như ông viết: “Liệu hy sinh lúc chưa tròn hai mươi tuổi, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, chắc chắn em chưa biết một nụ hôn của tình cảm lứa đôi”.   

Cầm bút khá muộn màng so với những bạn bè đồng trang lứa, nhưng nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng vẫn có con đường sáng tạo của riêng ông, với vốn sống dồi dào và tấm lòng chân thành. Những trang viết của nhà văn – đại tá Nguyễn Văn Hồng không chỉ khiến chúng ta biết trân trọng quá khứ để suy tư sâu sắc hơn cho hiện tại và tương lai, mà còn làm phong phú dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam.  

Bích Ngân
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.