Sức khỏe đất, thực tiễn và hành động

Đất Tây Nguyên bị 'bóc lột' nghiêm trọng

Trần Đăng Lâm - Thứ Tư, 18/11/2020 , 10:57 (GMT+7)

Ở thời điểm giá cà phê và hồ tiêu cao nhất, Tây Nguyên đã hoàn toàn mất kiểm soát về diện tích với hai loại cây này. Theo đó, đất bị “bóc lột” nghiêm trọng.

Bài 1: Bùng nổ diện tích cà phê, hồ tiêu

Thống kê từ năm 2015, diện tích cà phê và hồ tiêu đã vượt kế hoạch đề ra đến năm 2020 hàng trăm nghìn ha.

Cà phê: 50 nghìn ha “về đích” trước 5 năm

Từ sau năm 1975, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất, sản lượng; hình thành các vùng chuyên canh cà phê tập trung ở vùng Tây Nguyên, cà phê chè ở Tây Bắc; từng bước xây dựng công nghiệp chế biến cà phê đa dạng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, tổng diện tích trồng cà phê cả nước ổn định khoảng 600 nghìn ha. Trong đó vùng trọng điểm phát triển cà phê gồm 4 tỉnh Tây Nguyên với khoảng 530 nghìn ha (Đăk Lăk 190 nghìn ha, Lâm Đồng 150 nghìn ha, Gia Lai 75 nghìn ha, Đăk Nông 115 nghìn ha). Các vùng cà phê khác gồm 7 tỉnh, khoảng 70 nghìn ha (gồm Đồng Nai, Bình Phước, Kon Tum...). Ngoài ra sẽ quy hoạch một số vùng cà phê chè chất lượng cao (cà phê nuôi chồn và cà phê hữu cơ) tại Lâm Đồng, Kon Tum, Sơn La, Điện Biên.

Người dân khốn khổ vì tiêu chết hàng loạt.

Tuy nhiên, con số thống kê của năm 2015 cho thấy, cả nước đã có khoảng 650 nghìn ha cà phê, được trồng ở 105 huyện của 22 tỉnh, thành phố, bao gồm 5 vùng sản xuất chính là Tây Nguyên (5 tỉnh, 53 huyện), Đông Nam bộ (6 tỉnh, 27 huyện), Nam Trung bộ (3 tỉnh, 4 huyện), Bắc Trung bộ (4 tỉnh, 8 huyện) và trung du miền núi phía Bắc (3 tỉnh, 12 huyện - thị xã).

Theo đó, diện tích cà phê năm 2015 đã vượt quy hoạch đến năm 2020 là 50.000 ha.

Hồ tiêu: “Vượt kế hoạch” hơn 30 nghìn ha

Sau khi ra quân, anh thương binh hạng 3/4 (mất sức 51%) Nguyễn Văn Khoa (còn gọi là Hai Khả) rời quê hương Mỹ Tài (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định), lên lập nghiệp ở thôn Hòa An, xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê (nay thuộc huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai). Năm 1987, Hai Khả cùng một vài người cắm những dây tiêu đầu tiên trên vùng đất này. Hồi đó, giống tiêu phải mua tận Đăk Lăk, thậm chí vào tận các tỉnh miền Đông Nam bộ, kỹ thuật trồng tiêu thì... tự lần mò. Ngày đi làm thuê kiếm sống, tối đến, hai vợ chồng tự quay nước từ giếng đào sâu 30 - 40 mét, gánh nước tưới cho từng gốc tiêu. Ông nói: “Sau này có điện, có phương tiện cơ giới nên lớp trẻ có thể trồng vài ngàn trụ tiêu mỗi năm chứ ngày trước, hai vợ chồng chỉ dám trồng mỗi năm 100 - 200 trụ”. Thời điểm 2014 - 2015, Hai Khả là một trong những người được xem là ông “Vua” hồ tiêu trên “Vương quốc hồ tiêu” này.

Năm 2015, diện tích hồ tiêu cả nước đã vượt ngưỡng 85.000 han - vượt quy hoạch đến năm 2020 hơn 30.000 ha. Riêng tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ, diện tích hồ tiêu chiếm trên 51% diện tích hồ tiêu toàn quốc, sản lượng chiếm trên 91% tổng sản lượng hồ tiêu toàn quốc.

Gia Lai là tỉnh có diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu lớn so với cả nước. Ngày 7/10/2010, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 681/QĐ UBND, về việc “quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”. Theo đó, diện tích hồ tiêu được quy hoạch của tỉnh đến năm 2015 là 6.000 ha, tầm nhìn đến năm 2020 vẫn giữ ổn định ở quy mô 6.000 ha. Tuy nhiên ở thời điểm năm 2015, diện tích hồ tiêu của tỉnh này đã lên đến khoảng 12.000 ha (khoảng 8.000 ha kinh doanh, hơn 4.000 ha kiến thiết cơ bản). Như vậy, diện tích hồ tiêu của Gia Lai ở năm 2015 đã vượt khoảng 6.000 ha - gấp đôi so với quy hoạch đến năm 2020.

Diện tích cà phê Tây Nguyên năm 2015 đã vượt quy hoạch đến năm 2020 là 50.000 ha. Ảnh: Đăng Lâm.

Đăk Nông là tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất Tây Nguyên. Chỉ tính riêng trong năm 2014, diện tích hồ tiêu trồng mới toàn huyện Đăk Song là 1.200 ha, nâng tổng diện tích hồ tiêu toàn huyện lên gần 15.000 ha, vượt so với quy hoạch trên 20% (vượt cả diện tích hồ tiêu của toàn tỉnh Gia Lai).

Nguyên nhân: Thu nhập quá cao

Đánh giá về nguyên nhân diện hồ tiêu tăng nhanh trong những năm qua, nhiều chuyên gia cho rằng: Đó là do suốt một thời gian dài, một số quốc gia xuất khẩu hồ tiêu bị mất mùa; thêm vào đó là tình trạng đầu cơ tích trữ của nhiều doanh nghiệp thu mua - xuất khẩu hồ tiêu, đã đẩy giá hồ tiêu trong nước tăng nhanh và duy trì ở mức cao trong suốt một thời gian dài. Hồ tiêu đang ở giá 95.000 đồng/kg, lên 170.000 - 200.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 220.000 đồng/kg hoặc cao hơn nữa...

Liên tục trong nhiều năm, nước ta luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, với giá trị đạt khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Chỉ riêng trong năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 160.000 tấn, chiếm khoảng 58% thị phần hồ tiêu thế giới, giá trị thu về trên 1,2 tỷ USD... Chỉ tính riêng ở hai huyện Chư Sê và Chư Pưh (tỉnh Gia Lai), nhờ cây hồ tiêu mà đã có không ít những tỷ phú như Hai Khả ở Nhơn Hòa...

Giá cao, lợi nhuận mang về từ hồ tiêu quá lớn nên việc tự phát mở rộng diện tích hồ tiêu ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, dường như đã nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành, của địa phương. Sự phát triển ồ ạt mang tính tự phát diện tích hồ tiêu nói trên, đã mang lại nhiều hệ lụy tất yếu. Trước tiên nó đã phá vỡ quy hoạch về cơ cấu cây trồng của vùng. Ngoài ra, việc áp dụng quy trình quy trình kỹ thuật canh tác hồ tiêu không hợp lý như vấn đề chọn giống trồng, bón phân, sử dụng thuốc BVTV, bảo vệ đất chống xói mòn... đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình sản xuất.

Sự phát triển nhảy vọt về diện tích và sản lượng dẫn đến ngành cà phê và hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức như: Tổ chức ngành hàng chưa chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ; sản xuất theo hướng mở rộng về quy mô và số lượng; chưa chú trọng về chất lượng và giá trị gia tăng; diện tích phát triển nhanh, ngoài vùng quy hoạch; thâm canh chưa hợp lý, khoa học; tái canh cà phê gặp nhiều khó khăn, nguồn nước tưới hạn chế... Những vấn đề trên đang là thách thức trước mắt và lâu dài cho chiến lược phát triển bền vững ngành cà phê và hồ tiêu Việt Nam.

Trần Đăng Lâm
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc
Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc

STP Group là doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc nghiên cứu và triển khai thành công mô hình nuôi trồng rong sụn tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.