Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Lê Hoàng Vũ - Thứ Năm, 25/04/2024 , 08:10 (GMT+7)

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong (trái) khảo sát việc triển khai làng thông minh và tìm hiểu việc người dân thao tác các ứng dụng phần mềm công nghệ tại Tâm Quê hội quán (xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

"Cuộc cách mạng" mới ở Đồng Tháp

Xu hướng chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Xây dựng làng thông minh, hướng đến mục tiêu nông thôn thông minh được xác định là một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn tại Đồng Tháp.

Làng thông minh được hiểu là mô hình cộng đồng xóm, thôn, xã ở các vùng nông thôn sử dụng các nền tảng công nghệ kỹ thuật số, tận dụng các thế mạnh và cơ hội của địa phương để phát triển bền vững. Theo đó, trong mô hình làng thông minh, người dân sẽ có một không gian đáng sống, được kết nối cũng như thụ hưởng các tiện ích và dịch vụ xã hội tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Mô hình này còn tạo động lực cho các lĩnh vực khác như du lịch sinh thái, du lịch sức khỏe, du lịch y tế, du lịch trải nghiệm, du lịch nghiên cứu... cùng phát triển.

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, tỉnh sẽ xây dựng làng thông minh từ nền tảng của các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Hiện nay, mô hình xây dựng làng thông minh đầu tiên ở xã Tân Thuận Tây (TP Cao Lãnh) đã được UBND tỉnh Đồng Tháp và Trường Đại học Bách khoa (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) đồng chủ trì, được Bộ Khoa học – Công nghệ phê duyệt với tổng kinh phí gần 16 tỷ đồng.

Mục tiêu của mô hình làng thông minh này là kết nối cộng đồng, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát triển nông thôn bền vững, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống người dân dựa trên thế mạnh và cơ hội của địa phương. Kế hoạch đến năm 2025, tỉnh Đồng Tháp xây dựng 7 làng thông minh và tới năm 2030 sẽ nâng lên 14 làng thông minh. Đây được xem là điểm xuất phát mới, cuộc cách mạng mới ở Đồng Tháp.

 Xây dựng làng thông minh hướng đến mục tiêu nông thôn thông minh được xác định là một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn tại Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mới mờ sáng, lão nông Đặng Văn Những (Bảy Những, 75 tuổi) - Chủ nhiệm Tâm Quê hội quán ở xã Tân Thuận Tây (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) đã pha bình trà ngồi bàn chuyện sản xuất nông nghiệp với bà con hàng xóm. Tay cầm chiếc điện thoại cảm ứng, ông Bảy Những chỉ cần truy cập vài thao tác của hệ thống quan trắc là hiện các chỉ số về môi trường nước, độ ẩm của đất, độ mặn, độ pH, không khí, khí tượng thủy văn… trong ngày tại khu vực xã Tân Thuận Tây với đầy đủ thông tin. Căn cứ vào các chỉ số đó, nông dân có thể áp dụng vào sản xuất một cách chủ động.

Ông Bảy Những cho biết, trước đây mỗi khi muốn bón phân hay phun thuốc cho vườn xoài thì phải nhìn trời, nhìn đất rồi dự đoán có mưa hay không, còn độ ẩm, độ pH rất khó biết được. Nay hệ thống quan trắc thông minh này đã giúp nông dân rất nhiều trong canh tác và hiệu quả mang lại cao hơn.

Xã Tân Thuận Tây là vùng chuyên canh xoài lâu năm với diện tích gần 500ha. Dù vậy, tập quán sản xuất theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết với các doanh nghiệp… vẫn là những hạn chế đeo đẳng.

Năm 2017, Tâm Quê là hội quán đầu tiên được thành lập ở xã Tân Thuận Tây nhằm chia sẻ “chuyện làng, chuyện xóm”, rồi hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, bởi hội quán là không gian mở, là thiết chế tự nguyện, đa chức năng, đa thành phần. Đây cũng là nơi để những người dân có cùng ý nguyện, cùng ngành nghề sản xuất ngồi lại với nhau, giúp nhau cùng phát triển.

Người dân trồng xoài ở Tâm Quê hội quán chỉ cần truy cập vài thao tác trên điện thoại thông minh vào hệ thống quan trắc là biết các chỉ số về môi trường nước, độ ẩm của đất, độ mặn, độ pH, không khí, khí tượng thủy văn... Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Hoàng Tùng, Giám đốc HTX xoài Tân Thuận Tây cho biết: Hiện nay bà con ở xã Tân Thuận Tây đa phần trồng giống xoài Cát Chu nức tiếng, mỗi một cây đều được gắn mã QR code để truy xuất nguồn gốc. Tân Thuận Tây bây giờ ngoài diện tích gần 500ha xoài với những mô hình độc đáo, bà con còn biết cách trồng xoài rải vụ, xoài VietGAP, hữu cơ… để vừa ứng biến được với thị trường, vừa liên kết sản xuất, nâng cao giá trị. Bà con cũng đã biết làm du lịch cộng đồng để phát huy giá trị tài nguyên bản địa, biết ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

“Tất cả những thành tựu ấy là nhờ mô hình hội quán nông dân - đặc trưng riêng của tỉnh Đồng Tháp, nơi mọi người ngồi lại với nhau chia sẻ hết mọi điều. Chính từ mô hình hội quán, đề án xây dựng làng thông minh đã được các bộ ngành và tỉnh Đồng Tháp lựa chọn xây dựng thí điểm ở Tân Thuận Tây, dự kiến giữa năm 2024 sẽ hoàn thành” ông Lê Hoàng Tùng, Giám đốc HTX xoài Tân Thuận Tây chia sẻ.

Hoàn thành 7 làng thông minh trong năm 2024 

Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - ông Lê Quốc Phong đã có chuyến khảo sát tại xã Tân Thuận Tây, Hội quán Thuận Tân và Tâm Quê ở TP Cao Lãnh.

Qua khảo sát, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong nắm bắt thông tin về tiến độ, những khó khăn trong triển khai cũng như việc tổ chức vận hành hệ thống làng thông minh tại cơ sở, định hướng nhân rộng mô hình trong thời gian tới của lãnh đạo TP Cao Lãnh.

Ông Lê Hoàng Tùng, Giám đốc HTX xoài Tân Thuận Tây ở TP Cao Lãnh cho biết: Hiện bà con trong xã đa phần đều gắn mã QR code để truy xuất nguồn gốc cho từng cây xoài. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong mong muốn, xây dựng làng thông minh phải để người dân cảm nhận được lợi ích thiết thực, tự nguyện tham gia, cùng hỗ trợ quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu. Do đó, phải hoàn thiện cẩm nang, tài liệu hướng dẫn để tập huấn cho người dân và đơn vị tiếp nhận vận hành phần mềm, có bộ phận xử lý lỗi phát sinh.

Đối với xã Tân Thuận Tây, cần phân công trách nhiệm đối với các tổ chuyên môn rõ ràng, cụ thể. Xây dựng quy trình xử lý các thông tin, tình huống người dân gửi về, nhất là thông tin từ hệ thống quan trắc để có cảnh báo sớm cho người dân.

Cổng thông tin về làng thông minh cần phản ánh đậm nét, sinh động hơn về cuộc sống, văn hóa, sản xuất của người dân tại Tân Thuận Tây. Đồng thời đề nghị chính quyền địa phương cần phát huy vai trò lực lượng trẻ, hội quán trong điều hành, quản trị hệ thống thông tin làng thông minh.

Trong năm 2024, Đồng Tháp sẽ có 7 địa phương có làng thông minh Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự kiến cuối tháng 4/2024 này, đơn vị chủ trì sẽ tổ chức nghiệm thu cơ sở và đánh giá, kiểm định các sản phẩm đã chuyển giao cho địa phương gồm: Hệ thống lưu trữ, phân tích dữ liệu trung tâm cho làng thông minh; cổng thông tin điện tử cho hội quán; mô hình hệ thống quan trắc môi trường; mô hình hệ thống tưới tự động; mô hình hệ thống camera giám sát an ninh; mô hình hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh; mô hình hệ thống giám sát điện, nước thông minh; hệ thống sổ tay canh tác điện tử…

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Trong năm 2024, Đồng Tháp sẽ có 7 địa phương có làng thông minh được đánh giá đạt tiêu chuẩn gồm: Xã Mỹ Đông, xã Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười); xã Tân Thuận Tây (TP Cao Lãnh); xã Định Yên (huyện Lấp Vò); xã Bình Thạnh, xã Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh) và xã Tân Nhuận Đông (huyện Châu Thành).

Năm 2025, sẽ có thêm 2 địa phương có làng thông minh được đánh giá đạt yêu cầu gồm xã Phú Cường (huyện Tam Nông) và xã An Nhơn (huyện Châu Thành). Mô hình làng thông minh phải đáp ứng đầy đủ về nội dung và chỉ tiêu đạt được theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí Làng thông minh đã được UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành.

Lê Hoàng Vũ
Tin khác
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Ra mắt câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền'
Ra mắt câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền'

Câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền' chính thức ra mắt, đánh dấu bước ngoặt phát triển nông nghiệp bền vững. 18 thành viên Ban chủ nhiệm là những doanh nông tiêu biểu.

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc
Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc

'Cây cam của tôi', 'Cây xoài nhà tôi', 'Cây dừa vườn tôi', 'Gạo ruộng nhà mình', v.v là những câu chuyện sáng tạo mang nhiều ý nghĩa.

Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc
Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên ở đất võ Bình Định vừa ra mắt tập thơ ‘Vùng da thiêng’ với nhiều cảm xúc nồng nàn về quê hương và con người Nam Trung bộ.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.