Đào tạo giảng viên nguồn tiếp cận kỹ thuật sử dụng phân bón đúng

Kim Anh - Thứ Ba, 16/04/2024 , 09:57 (GMT+7)

Khóa tập huấn giảng viên nguồn đầu tiên cho Dự án Sử dụng phân bón đúng chính thức khai giảng, truyền tải kiến thức, kỹ thuật về sử dụng phân bón đúng trong nông nghiệp.

Khóa tập huấn quy tụ 45 đại biểu từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương tham gia. Ảnh: Kim Anh.

Từ ngày 15-17/4, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) tổ chức tập huấn giảng viên nguồn về quản lý dinh dưỡng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón đúng, giảm phát thải tại TP Cần Thơ.

Khóa tập huấn quy tụ 45 đại biểu, đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, HTX, doanh nghiệp sản xuất phân bón, một số viện nghiên cứu, trường đại học của 6 tỉnh, thành vùng dự án là Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Sóc Trăng, Đồng Tháp và TP Cần Thơ.

Đây là chương trình tập huấn đầu tiên nằm trong kế hoạch hoạt động của Dự án Sử dụng phân bón đúng do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ. Chương trình hướng đến mục tiêu cung cấp các kiến thức căn bản về bón phân đúng; một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón; cải thiện hiệu suất sử dụng dinh dưỡng trong trồng lúa ở Việt Nam; quản lý dinh dưỡng theo vùng chuyên biệt…

Bên cạnh đó, các học viên sẽ được tiếp cận các thông tin về phân bón hữu cơ, phân bón thế hệ mới, tiềm năng thay thế một phần phân bón hoá học trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. Canh tác cơ giới sạ hàng và cụm kết hợp vùi phân nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Hay công nghệ cơ giới hoá kết hợp sinh học xử lý rơm thành phân bón hữu cơ.

Từ đó, khóa tập huấn giúp truyền tải mạnh mẽ các kiến thức chuyên môn và kỹ thuật về sử dụng phân bón đúng trong canh tác nông nghiệp tới bà con nông dân.

Ông Casey Allen, đại diện Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, giới thiệu về cách tiếp cận bón phân đúng và quản lý tài nguyên. Ảnh: Kim Anh.

Ông Casey Allen, đại diện USDA cho biết, quản lý dinh dưỡng 4 đúng là cách tiếp cận sáng tạo đối với các biện pháp thực hành quản lý về phân bón để đạt được sự bền vững trong nông nghiệp.

Khái niệm 4 đúng bao gồm: đúng loại phân bón phù hợp với nhu cầu cây trồng; đúng tỷ lệ; đúng thời điểm cung cấp chất dinh dưỡng khi cây trồng cần; đúng chỗ để duy trì chất dinh dưỡng ở nơi cây trồng có thể sử dụng.

Hiện nay, việc tối ưu hóa quản lý dinh dưỡng là một hoạt động kinh doanh hiệu quả để giải quyết những thách thức về biến động giá phân bón và các đầu vào khác. Đồng thời giúp nâng cao năng suất cây trồng, duy trì môi trường bền vững.

Bên cạnh đó, bón phân đúng cách kết hợp sử dụng 4 đúng trong quản lý dinh dưỡng sẽ giúp bà con nông dân hướng tới các phương pháp sử dụng phân bón hiệu quả. Đây là cơ hội hỗ trợ kỹ thuật và thông tin cho các nhà sản xuất nông nghiệp thu hoạch hiệu quả hơn về mặt sinh thái, nông học và kinh tế. Từ đó cải thiện an ninh lương thực quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là tăng tính bền vững của nhà sản xuất nông nghiệp.

Quản lý dinh dưỡng 4 đúng là cách tiếp cận sáng tạo đối với các biện pháp thực hành quản lý về phân bón để đạt được sự bền vững trong canh tác nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Trước đó, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chính thức khởi động Dự án Sử dụng phân bón đúng. Dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình Thách thức phân bón toàn cầu (Global Fertilizer Challenge) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. 

Tại Việt Nam, dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến lên đến 4,4 triệu USD, do Cục Bảo vệ thực vật là chủ dự án và IRRI là cơ quan thực hiện dự án.

Dự án Sử dụng phân bón đúng gồm 3 hợp phần. Hợp phần một là phát triển công nghệ và công cụ nhằm sử dụng phân bón hiệu quả trong trồng lúa. Hợp phần hai nhằm nâng cao năng lực truyền thông cho các bên liên quan về thực hành bón phân đúng cho cây lúa. Hợp phần ba là giám sát và đánh giá việc thực hiện dự án.

Dự án Sử dụng Phân bón đúng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân, giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa. Ảnh: Kim Anh.

Dự kiến trong thời gian 4 năm triển khai dự án (2024 - 2027), với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, IRRI và các nhà khoa học của Việt Nam, bà con nông dân trong vùng dự án sẽ được tiếp cận kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến và thực hành nông nghiệp chính xác, tối ưu đầu vào.

Kim Anh
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc
Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc

STP Group là doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc nghiên cứu và triển khai thành công mô hình nuôi trồng rong sụn tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.

Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được 'ngờ', cần mô hình bền vững hơn
Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được 'ngờ', cần mô hình bền vững hơn

Dù chứng tỏ được lợi ích trong dự báo thời tiết, sâu bệnh... các dịch vụ số trong nông nghiệp vẫn cần thời gian để bền vững hơn, nhất là trước những thách thức mới.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD

Thị trường carbon quốc tế đang rất sôi động, với giá trị ước tính có thể lên tới gần 1.000 tỷ USD, đòi hỏi Việt Nam cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ.