Đề xuất đặt tên đường phố cho tác giả Quốc huy Việt Nam

Kiều Mai Sơn - Thứ Sáu, 29/07/2016 , 08:03 (GMT+7)

Ngày 10/6/2016, ông Phạm Đình Hoan - nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) và các họa sĩ Ngọc Linh, Lê Lam, Thục Phi đã có đơn đề nghị đặt tên đường phố ở Hà Nội mang tên Danh họa Bùi Trang Chước - tác giả Quốc huy Việt Nam.


Danh họa Bùi Trang Chước (1915 - 1992), tác giả Quốc huy Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã có ý kiến giao Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đề xuất theo quy trình, quy định, báo cáo Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội về việc đặt tên đường phố Bùi Trang Chước - tác giả Quốc huy Việt Nam.

Danh họa Bùi Trang Chước (tên gọi khác là Nguyễn Văn Chước), nguyên quán phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Ông được giới Mỹ thuật đánh giá là bậc thầy trong nghệ thuật đồ họa Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm từ đồ họa đến hội họa của cố họa sĩ Bùi Trang Chước đều gắn liền với lịch sử dân tộc, phản ánh rõ nét công cuộc đấu tranh và kiến thiết đất nước.

Có thể nói danh họa Bùi Trang Chước là một trong những người vẽ tem bưu chính đầu tiên ở Việt Nam và toàn Đông Dương.

Trước đó, việc vẽ tem thư chỉ dành cho người Pháp. Năm 1927, có hai người Việt Nam được tham gia vẽ 2 mẫu tem lệ phí có các loại in hình chùa Một Cột và hàng hiên lăng tẩm Huế. Đó là họa sĩ Tôn Thất Sa và họa sĩ Nguyễn Đình Chi.

Năm 1944, trên tờ Indochine, ông René Despierres, Giám đốc Bưu điện Hà Nội đã có bài viết mang tên “Tem Đông Dương”. Bài viết trình bày về lịch sử tem thư, việc in ấn tem ở Đông Dương, các đợt phát hành tem ở Đông Dương…

Đặc biệt, bài viết có đoạn: “Để bù lại những tổn thất do việc Đông Dương bị cắt đứt với chính quốc (do Chiến tranh thế giới 2 - PV), đô đốc Decoux quyết định cho Đông Dương phát hành loại tem mới có giá trị nghệ thuật cao. Các tem này được ông Nguyễn Văn Chước, cựu sinh viên trường Mỹ thuật Hà Nội, thực hiện với các đợt phát hành liên tiếp”.

Đó là các mẫu tem Nam Giao, tem Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, tem Hội chợ Sài Gòn, tem ký túc xá Đại học Đông Dương, tem nhà vua Sihanuc, tem Alexandre de Rhodes… với nhiều mẫu và mệnh giá khác nhau.

Có thể nói mẫu Quốc huy Việt Nam là tác phẩm đỉnh cao và tiêu biểu nhất của Bùi Trang Chước, được Quốc hội phê duyệt tháng 9/1955 và sử dụng làm biểu tượng quốc gia từ đó đến nay.

Trong đơn đề nghị gửi UBND thành phố Hà Nội, ba họa sĩ Ngọc Linh, Lê Lam và Thục Phi viết: “Cố họa sỹ Bùi Trang Chước đã để lại cho hậu thế những đóng góp đặc biệt quan trọng - mẫu Quốc huy Việt Nam là biểu tượng đặc sắc, tinh tế và trường tồn của dân tộc.

Là những học trò của cố họa sỹ, chúng tôi kính đề nghị các cơ quan hữu quan xem xét, đề xuất, và quyết định đặt tên cố họa sỹ Bùi Trang Chước cho một con đường, phố ở thành phố quê hương ông, thành phố Hà Nội”.

Ông Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: “Cụ Bùi Trang Chước là cây bút tiên phong có nhiều dấu ấn. Lĩnh vực nghệ thuật của cụ đa dạng và phong phú. Cụ vẽ tem thư, cụ vẽ tiền và nhiều công trình đồ họa. Đặc biệt, cụ là tác giả Quốc huy Việt Nam. Trước đây, có xảy ra tranh chấp về vấn đề tác giả Quốc huy. Đến nay, vấn đề đã được làm sáng tỏ. Tôi cho rằng, ở góc độ tác giả Quốc huy Việt Nam, cụ Bùi Trang Chước xứng đáng được đặt tên đường phố ở Thủ đô Hà Nội”.

Kỳ họp thứ 2, HĐND TP Hà Nội khóa 15 dự kiến diễn ra ngày 1 - 5/8/2016 sẽ thông qua Nghị quyết về đặt đổi tên đường phố. Theo đó, sẽ có 26 tuyến đường phố mới được đặt tên, 6 tuyến đường phố được điều chỉnh độ dài và đặt tên một công trình công cộng. Năm nay, Hà Nội dự kiến sẽ đặt tên đường Hoàng Sa và đường Trường Sa.

Kiều Mai Sơn
Tin khác
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh

Thành hoàng làng Đông La ở Thanh Miện, Hải Dương trở thành biểu tượng văn hóa và lịch sử trong diễn ca ‘Ngọc phả thành hoàng’ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu.

Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa
Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa

Lê Ký Thương, họa sĩ kiêm thi sĩ nổi tiếng, sau một thời gian đau ốm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9h50’ ngày 14/2 tại TP.HCM, hưởng thọ 80 tuổi.

Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu
Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu

Phan Thị Vàng Anh sau nhiều năm vắng bóng trên văn đàn, đã tái ngộ công chúng bằng tập truyện ngắn có cái tên lắt léo ‘Chuyện nhà Tí (và chuyện nhiều nhà khác)’.

Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường
Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường

Nhà thơ Phạm Trung Tín đánh dấu hành trình bước vào tuổi thất thập cổ lai hy bằng cuốn sách 'Con chữ tấm lòng' ghi lại những kỷ niệm đường văn và bạn văn.

Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ
Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ

Ký ức biệt động Sài Gòn từng được đưa lên màn ảnh, bây giờ lại tái hiện trong truyện dài ‘Nụ hôn dưới vòm cây’ của tác giả Nguyễn Khắc Cường.

Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ
Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ

Châu Thành được đặt tên cho vùng đất nằm cạnh tỉnh lỵ, áp dụng hầu hết miền Tây Nam bộ, như một thói quen ngày xưa, như một kỷ niệm hôm nay.

Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người
Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người

‘Hồ Chí Minh - Người tin ở con người’ là tuyển thơ của tác giả Hải Như, được ấn hành nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay
Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay

Thơ Hồ Xuân Hương có sức ảnh hưởng to lớn đến mức ngoài phần thơ 'chính hiệu', còn trên trăm bài phổ biến trong dân gian cũng được 'tương truyền' là do bà sáng tác.

‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai
‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai

‘Đóa hoa sương núi’ của tác giả Tâm An được ra mắt sáng mồng ba Tết Ất Tỵ tại lễ hội Đường sách TP.HCM, chia sẻ cuộc sống những đứa trẻ dân tộc Raglai.

'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu
'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu

‘Tắt lửa lòng’ của nhà văn Nguyễn Công Hoan sau 90 năm xuất hiện trên sân khấu cải lương lại được đưa lên sân khấu kịch nói vào dịp Tết Ất Tỵ.

Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết
Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết

Khắp các khoảnh đất, dưới các bụi tre, bên đình đều có xới đáo của bọn trẻ con. Quần áo mới, túi rủng rẻng, mồ hôi, mồ kê bết tóc, hăng say và cay cú.

Bầy rắn của nhà thơ Hữu Loan
Bầy rắn của nhà thơ Hữu Loan

Nhớ năm 1988, Hữu Loan trở lại Hà Nội sau bao năm biền biệt. Đưa cụ Hữu Loan cùng đám bạn bám theo về khu tập thể, chợt tôi lóe ra một quyết định.