'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới

Việt Khánh - Thứ Năm, 12/09/2024 , 16:22 (GMT+7)

Bằng nghị lực phi thường, cựu binh Tăng Tiến Huỳnh đã đưa sản phẩm mây tre đan đến với nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

HTX Thắng Lợi đi lên từ những điều bình dị nhất. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Tăng Tiến Huỳnh, SN 1955, trú tại thôn Lạc Thổ, xã Thọ Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) nguyên là cán bộ quân đội. Sau khi nghỉ hưu, ông Huỳnh được tín nhiệm bầu giữ chức danh Bí thư chi bộ tại thôn Lạc Thổ.

Nhận thấy công việc khá thảnh thơi, bản thân lại muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho đời, từ đó ông Huỳnh ấp ủ giấc mơ thành lập một hợp tác xã (HTX) chuyên sản xuất mây tre đan xuất khẩu, vừa đảm bảo phát triển sinh kế lại giải quyết việc làm cho số đông lao động nông thôn tại chính địa phương mình.

Ngặt nỗi ngày ấy mô hình này tương đối mới mẻ, trong khi kinh nghiệm thực tiễn lẫn tiềm lực tài chính có hạn nên toan tính lớn lao đành phải gác lại. Sau đó không lâu, Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Nghị quyết về phát triển tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề, trong đó xác định nghề mây tre đan ở vùng nông thôn là hướng đi trọng tâm. Nhận thấy thời cơ đã chín muồi, ông Huỳnh hạ quyết tâm phải cụ thể hóa cho bằng được.

Thành quả ngọt ngào ngày hôm nay có đóng góp rất lớn của ông Tăng Tiến Huỳnh. Ảnh: Việt Khánh.

Những bước đi ban đầu bao giờ cũng đầy rẫy nhọc nhằn, chông gai. Để bồi đắp kiến thức cần có, ông Huỳnh phải tự bỏ kinh phí thuê chuyên gia về giảng dạy cho chính mình cùng các thành viên khác, thời gian này kéo dài hàng năm trời. Đến cuối năm 2003, HTX Thắng Lợi chính thức được thành lập, trong đó ông Huỳnh giữ vai trò chèo lái, cầm cương.

“Bấy giờ HTX chỉ có 12 thành viên với vốn điều lệ chưa đến 50 triệu đồng. Trăm cái khó dồn lên vai nhưng xác định đã tham gia vào sân chơi chung tất cả phải nỗ lực hết sức mình nhằm bù đắp những mặt còn hạn chế. quyết tâm là có nhưng đối diện nhiều rào cản nên trầy trật lắm.

Sản phẩm ban đầu tiêu thụ khá ổn, nhưng một thời gian sau lại lao dốc không phanh do đơn vị bao tiêu sản phẩm không đứng ra thu mua nữa, nguyên nhân xuất phát từ việc nhu cầu từ thị trường nước ngoài suy giảm mạnh. Quá trình kinh doanh thua lỗ khiến nhiều người chán nản, gắng gượng không nổi một số đã bỏ nghề”, ông Huỳnh bồi hồi nhớ lại.

Tinh thần ham học hỏi và nghị lực phi thường của cựu binh này thật đáng ngưỡng mộ. Ảnh: Việt Khánh.

Khó khăn chất chồng kéo theo tâm lý hoang mang bao trùm rộng khắp, ngay đến những người trong cuộc cũng tỏ rõ mối hoài nghi. Ở vị thế người đứng đầu, ông Tăng Tiến Huỳnh đau đáu lắm. Thiết nghĩ buông xuôi là hèn nhát, với bản lĩnh kiên cường của một người lính từng trải, ông quyết định họp bàn, trao đổi thẳng thắn với những cộng sự thân thiết để chỉ ra những tồn tại, hạn chế, từ đó quyết tâm bổ cứu, hoàn thiện nhằm vực dậy con tàu sắp đắm.

Nghĩ là làm, ông gói ghém hành trang, xách ba lô đi khắp Nam chí Bắc để củng cố thêm kiến thức, mở mang tầm nhìn. Sau quá trình tìm tòi, nỗ lực không ngơi nghỉ những nút thắt dần có hướng tháo gỡ, đến năm 2008 HTX Thắng Lợi đánh dấu đà hồi sinh mạnh mẽ.

Với ông Huỳnh thương trường cũng như chiến trường vậy, nếu không theo kịp xu thế tất sẽ thất bại. Để duy trì đà sản xuất ổn định, ông cùng các thành viên HTX quyết định dồn vốn, vay thêm kinh phí từ ngân hàng để đầu tư máy móc, trang thiết bị quyết mở rộng quy mô.

Trên thực tế, HTX Thắng Lợi đã thuê hơn 1.500m2 đất mở rộng nhà xưởng, đồng thời mua sắm 10 bộ máy chế biến nguyên liệu và hệ thống thiết bị phụ trợ đồng bộ, hiện đại. Song song với đó, đơn vị cũng chủ động phối hợp với trung tâm khuyến công và dạy nghề các cấp tiến hành mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động.

HTX Thắng Lợi trực tiếp tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Ảnh: Việt Khánh.

Là công nhân lâu năm tại HTX Thắng Lợi, chị Nguyễn Thị Hường hiểu rõ nằm lòng giá trị bền vững đang có: “Nghề mây tre đan mang tính đặc thù, đòi hỏi sự tỉ mẩn cùng bàn tay khéo léo mới tạo ra những sản phẩm đầy tính thẩm mỹ, hút ánh nhìn của thực khách. Hòa theo xu thế phát triển chung, HTX không ngừng đổi mới nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi, đó là điều rất đáng trân quý. Bên cạnh việc mua sắm, đầu tư trang thiết bị, đơn vị cũng thường xuyên bổ túc tay nghề cho người lao động để đáp ứng nhu cầu ngày một khắt khe hơn từ thị trường. Nghề này không quá vất vả nhưng thu nhập tương đối ổn, thợ lành nghề có thể đạt trên 6 triệu/ tháng”.

Hiện tại HTX Thắng Lợi có trên 30 thành viên, bao gồm cả chính thức lẫn liên kết. Quy mô ngày một lớn nên nhu cầu lao động cũng tăng nhanh, hiện đơn vị duy trì thường xuyên 15 - 20 lao động trực tiếp tại kho xưởng, ngoài ra phải kể đến 500 - 600 lao động sản xuất theo thời vụ đến từ các làng nghề trên địa bàn huyện Yên Thành và các vùng lân cận.

Bằng những vật dụng mộc mạc, đơn sơ, HTX Thắng Lợi đã tạo ra những sản phẩm đầy tinh xảo, được thị trường đánh giá cao. Ảnh: Việt Khánh.

Với bàn tay và khối óc, HTX Thắng Lợi đã vươn tầm không ngừng trong những năm qua, là chủ sở hữu của nhiều mặt hàng, mẫu mã mây, tre, lá cói... có tính thẩm mỹ, giá trị kinh tế cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến các thị trường Quốc tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng một số nước ở châu Âu. Với nền tảng vững chắc, không ngạc nhiên khi HTX đạt doanh thu đều đặn hàng tỷ đồng/ năm. Chưa hết 3 sản phẩm đặc trưng vinh dự được UBND tỉnh Nghệ An công nhận sản phẩm nông thôn tiêu biểu, 1 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại hòng tìm kiếm đối tác, mở rộng thị phần cho sản phẩm xuất khẩu ổn định, cùng lúc giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động, tăng doanh thu cho hợp tác xã”, người đứng đầu HTX Thắng Lợi nhấn mạnh.

“Hợp tác xã Thắng Lợi duy trì và phát triển lớn mạnh như hôm nay có dấu ấn rõ nét của ông Tăng Tiến Huỳnh. Nhiều năm qua ông Huỳnh luôn đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, bên cạnh đó luôn chia sẻ, giúp đỡ tận tình các hội viên khác để họ đạt kết quả cao hơn trong sản xuất, kinh doanh”, ông Nguyễn Duy Thiều, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Yên Thành đánh giá.

Việt Khánh
Tin khác
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.

Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được 'ngờ', cần mô hình bền vững hơn
Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được 'ngờ', cần mô hình bền vững hơn

Dù chứng tỏ được lợi ích trong dự báo thời tiết, sâu bệnh... các dịch vụ số trong nông nghiệp vẫn cần thời gian để bền vững hơn, nhất là trước những thách thức mới.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD

Thị trường carbon quốc tế đang rất sôi động, với giá trị ước tính có thể lên tới gần 1.000 tỷ USD, đòi hỏi Việt Nam cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp

Bên cạnh việc góp phần chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đảm bảo sinh kế cho người dân, nông lâm kết hợp còn có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu trung hòa carbon.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số

Nhờ mã số vùng trồng, từng lô rừng được minh định trong cơ sở dữ liệu, giúp các bên thuận tiện theo dõi, giám sát và dễ dàng truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng

Để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, lĩnh vực lâm nghiệp phải tăng khả năng hấp thụ carbon lên 185 triệu tấn CO2e, trong khi tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định.

Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu
Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu

Anh Ðinh Vũ Hải (49 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao sang nuôi ốc hương biển, thu hơn tỷ đồng mỗi năm.

Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg
Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg

Cần Thơ Một nông dân xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) phát triển cây na sầu riêng mới lạ, trái nặng đến 3kg, giá cao, nông dân thu ‘trái ngọt’ trên vùng lúa kém hiệu quả.

Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70
Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70

Cần Thơ Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở TP Cần Thơ đang sản xuất nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc

Đồng Tháp Với hương vị thơm dịu, thanh mát và có công dụng tốt cho sức khỏe, sản phẩm trà lá ổi túi lọc của anh Phan Hồi Hương đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay
Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay

Bằng lời ca, tiếng hát, nông dân phường Kim Sơn (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã lan tỏa kiến thức, bài học từ chương trình IPM, giúp nâng cao chất lượng đồng ruộng.