Duyên nợ khách tang bồng

Hữu Thọ - Thứ Bảy, 20/08/2022 , 11:23 (GMT+7)

Con xít lội sông, con nhện giăng tơ, họ hàng, bạn bè cô gái nháo nhác dò hỏi, săn lùng “khách tang bồng”. Sông sâu, chân con xít ngắn, làm sao dò được cái chi?

Khách tang bồng là gì? Ảnh minh họa.

Khách tang bồng là gì? Ảnh minh họa.

Trống cơm ai v nên bông

Mt by con xít li sông đi tìm

Thương ai con mt lim dim

Mt by con nhn đi tìm giăng tơ

Duyên n khách tang bồng.

Bài ca dao này đã được các nghệ nhân đất Kinh Bắc chế biến thành bài dân ca Quan họ danh nổi như cồn: Tình bằng có cái trống cơm/ Khen ai khéo vỗ (ấy mấy) bông nên bông, ấy mấy bông (mà) nên bông…

Trống cơm vốn là một loại nhạc cụ của người Chăm, người Trung Hoa gọi là Yêu Cổ, gần giống trống Mridangam ở Nam Ấn Độ. Sau những cuộc chinh chiến, trống cơm theo chân các tù binh Chiêm Thành ra Đại Việt từ cuối thế kỉ 10. Đến giữa thế kỉ 15, cùng với quá trình “hòa tan” của người Chăm vào người Việt, trống cơm đã phổ biến rộng rãi ở đồng bằng Bắc Bộ.

Trống cơm có dáng thon dài, khi biểu diễn thì đeo trước bụng, vừa nhảy múa vừa vỗ hai tay hai mặt. Trước khi đánh trống, người ta phải lấy cơm nếp giã mịn xoa vào hai mặt trống để định âm, gọi là cho ấm tiếng. Mặt trét nhiều cơm có âm trầm, gọi là mặt thổ. Mặt ít cơm thì âm cao, gọi là mặt kim. Hai âm cách nhau một quãng 5 đúng. Bởi thế trống mới có tên là Cơm.

Bài ca dao này nói về cái gì?

Trống cơm đeo trước bụng khiến người ta liên tưởng đến cái bụng bầu của cô gái “cả nể cho nên hóa dở dang, nỗi này chàng có biết chăng chàng” trong thơ Hồ Xuân Hương, sản phẩm của tiếng sét ái tình thơ mộng. Trống cơm trước bụng kêu “bông nên bông”, còn trống cơm do “tình bằng” mà có thì phải đeo 9 tháng 10 ngày. Xít (hay sít) là loài chim đẹp, lông xanh mướt, mỏ đỏ tía, mồng và chân đỏ tươi, sống bầy đàn nơi đầm lầy nước đọng.

Sau cuộc tình chớp nhoáng, tác giả của “trống cơm” hóa thân thành Sở Khanh quất ngựa truy phong, để lại “thương ai con mắt lim dim” cho cô gái đa tình nhẹ dạ. Con xít lội sông, con nhện giăng tơ là hình ảnh họ hàng, bạn bè cô gái nháo nhác dò hỏi, săn lùng “khách tang bồng” để bắt đền. Sông thì sâu, chân con xít lại ngắn, làm sao dò được cái chi? Tơ nhện mong manh trước gió, dễ gì bẫy được con mồi? Khách tang bồng chạy mất rồi, không tìm được đâu! Câu kết “duyên nợ khách tang bồng” trong dân ca Quan họ Bắc Ninh được các liền anh liền chị nhắc đi nhắc lại như “nỗi niềm có thấy hỡi chăng chàng” mà cô gái luôn mơ màng “em nhớ thương ai”.

Tang bồng là gì? Là nói tắt của “tang hồ bồng thỉ”. Tang là cây dâu (tằm ăn lá), hồ là cái cung, bồng là cây cỏ bồng, thỉ là mũi tên. Vậy, tang hồ bồng thỉ là cái cung làm bằng gỗ dâu, mũi tên làm bằng cây cỏ bồng. Gỗ dâu dẻo, thớ mịn, đàn hồi tốt. Cỏ bồng thân nhỏ, thẳng, cứng. Hai thứ này dùng làm cung và tên thì miễn chê.

Khách tang bồng là sao? Nay người ta gọi là khách thập phương hay khách vãng lai. Xưa, người Mông Cổ có phong tục khi cúng thôi nôi (tròn 1 tuổi) cho con trai, người cha trịnh trọng đặt đứa trẻ lên lưng ngựa rồi giương cung bắn sáu phát ra các hướng đông tây nam bắc, lên trời và xuống đất, với ngụ ý khi trưởng thành, đứa trẻ sẽ tung hoành giữa thảo nguyên bát ngát. Rồi người Hoa bị Mông Cổ cai trị, từ đó bắt chước, thế là phát sinh “thỏa chí tang bồng”, “nợ tang bồng”, “khách tang bồng”.

Người Việt lại bắt chước người Hoa, thế là tang bồng nhảy vào ca dao và dân ca. Về văn chương, trong bài Đi Thi Tự Vịnh của danh sĩ Nguyễn Công Trứ cũng có:

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Dở đem thân thế hẹn tang bồng

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

Hữu Thọ
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.